Theo ông Hừng, để có được những vụ mùa bội thu và cuộc sống gia đình sung túc như hôm nay là cả một sự tính toán khoa học cũng như sáng tạo trong cách làm ăn.
Sản xuất lúa giống mỗi năm gia đình ông Hừng thu nhập hơn nữa tỷ đồng |
Ông cho biết cách đây hơn 30 năm, ngày lập nghiệp ông được cha mẹ cho gần 2 ha đất. Số đất tuy lớn nhưng do khoa học chưa phát triển, cùng với sản xuất theo tư duy cũ nên làm lúa vụ trúng vụ thất, gia đình chỉ đủ ăn, không dư giả gì. Sau đó, nhờ được tham quan những mô hình SX tiêu biểu ở một số nơi, ông đã quyết định đưa cây mè, đậu nành xuống ruộng. Chính việc chuyển hẳn sang làm 2 vụ lúa 1 vụ màu đã giúp cuộc sống gia đình ông ngày một nâng lên và có tích lũy.
Cây màu đặc biệt thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất này nên trồng rất trúng. Sau vụ màu thì lúa cũng trúng theo, nhờ đó mà gia đình ông bắt đầu có dư. Mỗi khi có tiền, ông tích lũy mua đất và nâng dần lên đến nay đã có trong tay 5,4 ha và cho thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, ông Hừng bắt đầu chuyển sang SX lúa giống cho thu nhập cao hơn. Đặc biệt sau khi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nhân lúa giống do các ngành chức năng tổ chức, ông thấy rất tiềm năng nên chuyển hướng sang làm theo đến giờ thì đạt hiệu quả rõ rệt.
Theo ông Hừng, trước đây trồng lúa hàng hóa, mạnh ai nấy sạ, ngày gieo sạ không thống nhất nên chất lượng lúa không cao, giá cả bấp bênh. Ban đầu, việc trồng lúa giống phức tạp hơn lúa hàng hóa, nhưng được cán bộ kỹ thuật ở địa phương hỗ trợ nên làm rất đúng quy trình kỹ thuật đề ra.
Ông Hừng cho biết thêm, làm lúa thường khi thu hoạch bán cho hàng xáo nên giá cả lệ thuộc vào họ. Còn SX lúa giống được hợp đồng bao tiêu với giá cao hơn so với ngoài thị trường 400 - 500 đồng/kg nên tôi rất an tâm. Chính vì vậy năm 2014, ông là người tiên phong ký kết hợp đồng bao tiêu với các cơ sở chuyên cung ứng lúa giống trên địa bàn và hợp tác làm ăn đến ngày hôm nay.
Thấy ông Hừng làm ăn hiệu quả, nhiều nông dân tại KV Tràng Thọ 1 cũng tham gia trồng lúa giống và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với cơ sở này. Sau đó, 11 nông dân trong khu vực còn thành lập tổ hợp tác SX lúa giống với diện tích 15,5 ha. Trong tổ hợp tác, ông Hừng phát huy vai trò gương mẫu, không chỉ giúp các thành viên ăn nên làm ra mà còn giúp nhiều nông dân bằng cách xới đất trả chậm không tính lãi, tận tình hỗ trợ về kỹ thuật…
Ông Hừng (giữa) đang trao đổi kỹ thuật sản xuất với cán bộ địa phương |
Bên cạnh việc SX lúa giống, ông còn tận dụng bờ bao trồng thêm hoa màu, một phần diện tích đất ông lên liếp trồng dừa từ đó mỗi năm ông thu lời hơn 100 triệu đồng.
Hiện nay, ngoài tích lũy mua thêm đất, ông Hừng còn sắm 2 máy xới, 1 lò sấy, 5 máy bơm… để chủ động cơ giới hóa trong sản xuất.
Ông Nguyễn Thành Kinh, Chi hội trưởng Chi hội nông dân khu vực Tràng Thọ 1, cho biết, sản xuất lúa giống mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng lúa hàng hóa. Đến nay, Tổ hợp tác SX lúa giống khu vực Tràng Thọ 1 đã có 30 thành viên, với tổng diện tích trên 30ha. Anh Hừng với vai trò đầu tàu đã giúp nhiều hộ thay đổi tư duy SX cùng hợp tác để làm giàu.
Ông Nguyễn Văn Cu, Phó chủ tịch Hội Nông dân phường Thốt Nốt, cho biết: Anh Hừng là người hòa đồng, quan tâm giúp đỡ bà con vươn lên phát triển sản xuất. Đặc biệt, mô hình SX lúa giống của anh và Tổ hợp tác SX lúa giống khu vực Tràng Thọ 1 là một điển hình về sự năng động trong SX, kinh doanh của nông dân, mở ra triển vọng hình thành vùng chuyên canh SX lúa giống trong tương lai.
Theo Lê Hoàng Vũ/Báo Nông Nghiệp.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã