Đó là một trong những thông tin được chú ý trong Hội nghị giao ban quý III/2017, bàn nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm tổ chức vào sáng 17/10, do Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình số 02-CTr/TU về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020" của Thành ủy Hà Nội tổ chức.
Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong quý III/2017, Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ. Toàn thanh phố có 56 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của nhân dân. Có 89 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
Toàn cảnh Hội nghi
Từ đó góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 01 ha đất nông nghiệp đạt 239 triệu đồng/ha, (tăng hơn 06 triệu đồng so với cùng kỳ và tăng 04 triệu đồng so với Kế hoạch đề ra). Thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một được cải thiện, an ninh trật tự an toàn xã hội nông thôn ngày được củng cố. Đã quản lý tốt công tác phòng trừ dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.
Kết quả dồn điền, đổi thửa được 78.748,3/76.281,6 ha (đạt 103,2%), vượt 2.466,7 ha so với kế hoạch. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân đã được các địa phương vào cuộc quyết liệt, đến nay toàn thành phố đã cấp được 611.370/625.257 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa (đạt 97,8%).
Trong đó có một số địa phương đã hoàn thành 100% như huyện Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, Thạch Thất...
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung có hiệu quả kinh tế cao.
Trong quý III/2017, có thêm huyện Thanh Trì được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy đến nay, Thành phố Hà Nội có 03 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 255 xã (chiếm 66,06% tổng số xã trên địa bàn Thành phố) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Ngân sách Thành phố đã quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và dành nguồn lực đáng kể đầu tư cho xây dựng nông thôn mới từ năm 2016 đến nay là 7.570.804 triệu đồng, tăng 178.960 triệu đồng so với quý II/2017. Mặt khác các địa phương tích cực tuyên truyền vận động các Doanh nghiệp và nhân dân tự nguyện đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới kết quả từ năm 2016 đến nay được 1.492.912 triệu đồng, tăng 98.369 triệu đồng so với quý II/2017 (Vốn doanh nghiệp, Hợp tác xã,...: 553.041 triệu đồng; vốn dân đóng góp: 716.284 triệu đồng; các nguồn vốn khác: 223.588 triệu đồng).
Bên cạnh kết quả trong quý III/2017, vẫn tồn tại những hạn chế như: sản xuất nông nghiệp còn ở quy mô nhỏ, phạm vi hộ gia đình; việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn hạn chế; Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương và Thành phố chưa đủ mạnh để thu hút được các hộ, các doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm; đầu ra sản phẩm nông nghiệp (chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn thiếu tính bền vững.
Nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước; việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều, đặc biệt là huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn; công tác đấu giá đất ở một số địa phương còn gặp khó khăn. Tiến độ điều chỉnh quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của các xã còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao...
Bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội – Trưởng ban chỉ đạo, đánh giá cao những kết quả đạt được trong quý III/2017, đồng bà cũng thẳng thắn đưa ra những kết quả còn những hạn chế trong quá trình thực hiện để từ đó có hướng tháo gỡ.
Về nhiệm vụ giải pháp đến cuối năm 2017, bà Hằng yêu cầu các ban, ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể của Thành phố cũng như cấp uỷ, chính quyền, Ban chỉ đạo huyện, thị xã, các xã cần tiếp tục tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu như: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản Thủ đô; đồng thời sớm tham mưu ban hành hướng dẫn xây dựng và phê duyệt các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp; chỉ đạo các xã tập trung đẩy nhanh tiến độ rà soát điều chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, bổ sung quy hoạch chi tiết trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn, điều chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới đảm bảo chất lượng.
Đối với huyện Gia Lâm và huyện Phúc Thọ đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017, song song chỉ đạo các xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới, tổ chức thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới theo quy định tại Quyết định 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phấn đấu cuối năm 2017 hoàn thành hồ sơ đề nghị Ban chỉ đạo Trung ương xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đối với huyện Gia Lâm và huyện Phúc Thọ. Đặc biệt, phấn đấu hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa cho các hộ dân trong năm 2017…
Theo Hoàng Văn/Báo KTNT.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã