Học tập đạo đức HCM

“Nhân bản” sản phẩm du lịch xanh ở Quảng Nam

Thứ ba - 03/07/2018 18:57
Vài năm trở lại đây, Quảng Nam nổi lên như điểm đến ưa thích của du lịch nông nghiệp, nhất là sản phẩm du lịch xanh dựa trên những lợi thế thiên nhiên và văn hóa địa phương.

Tuy nhiên, sự phát triển thiếu quy hoạch, nóng vội, trùng lặp sản phẩm dẫn đến sự “giẫm chân” lên nhau giữa các nơi làm mất đi tính độc đáo của sản phẩm này.

“Giẫm chân” nhau

Ông Dương Bá Hiền (khối An Mỹ, phường Cẩm Châu, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) cho biết, từ đầu năm đến nay, lượng khách đến tham quan vườn rau hữu cơ nhà ông chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo quy hoạch ban đầu, vườn rau ông Hiền cũng như các vườn rau khác trong làng ngoài cung cấp rau sạch còn là một sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, đến nay hiệu quả du lịch vẫn chưa như mong muốn vì rất ít khách.

“Khách tới vườn sẽ được trải nghiệm quy trình trồng rau sạch, ăn nhẹ, uống nước… Sau khi tham quan, khách đưa bao nhiêu tiền thì tùy. Nhiều thì 100.0000 đồng, ít thì 5.000 - 10.000 đồng; đôi lúc khách chẳng đưa đồng nào, cười huề vốn”, ông Hiền kể.

Trải nghiệm trồng rau tại làng rau An Mỹ. Ảnh: Ngọc Phúc
Trải nghiệm trồng rau tại làng rau An Mỹ. Ảnh: Ngọc Phúc

Nhà ông Dương Bá Hiền là một trong gần 10 hộ được lựa chọn làm điểm đón khách tham quan kể từ khi làng rau An Mỹ chính thức khai trương du lịch (10-2017). Cùng với Trà Quế và Thanh Đông trước đó, An Mỹ trở thành 1 trong 3 làng rau tại Hội An phát triển du lịch dựa trên sản phẩm rau hữu cơ.

Ông Lê Hoàng Hà, Giám đốc Công ty TNHH Trải nghiệm và sinh thái Etours Hội An, cho rằng dù mỗi làng rau có thế mạnh và cảnh quan khác nhau nhưng việc trùng lặp sản phẩm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đón khách, rõ nhất chính là việc chia sẻ thị phần.

“Trong du lịch, tính đặc trưng sản phẩm rất quan trọng, việc xây dựng sản phẩm na ná nhau không chỉ khiến sản phẩm trùng lặp mà còn gây khó khăn do phải cạnh tranh với những nơi đã có thương hiệu. Đơn cử, làng rau An Mỹ chắc chắn sẽ khó cạnh tranh được với làng rau Trà Quế hay Thanh Đông. Mà khách đã đến Trà Quế hay Thanh Đông thì không đến An Mỹ nữa”, ông Hà phân tích.

Việc trùng lặp các sản phẩm, tour tuyến du lịch ở Quảng Nam còn xảy ra ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh. Tại các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, việc kết hợp du lịch nông nghiệp, cộng đồng và văn hóa dù thời gian đầu được đánh giá cao nhưng do không có sự khác biệt đã dẫn đến nhàm chán. Điều này vừa gây lãng phí nguồn lực địa phương, vừa mất đi sự hấp dẫn.

Theo ông Trần Lực, Phó Giám đốc Saigontourist chi nhánh Đà Nẵng, sản phẩm du lịch nông nghiệp ở Quảng Nam hiện đang có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu; thừa những sản phẩm giống nhau và thiếu sản phẩm độc đáo. Đến Nam Giang cũng xem dệt thổ cẩm, múa hát cồng chiêng, uống rượu cần, thăm thú cảnh quan thiên nhiên; sang Đông Giang, Tây Giang… cũng chừng đó. Chắc chắn du khách sẽ nhàm chán; đi một lần không muốn quay lại.

Thiếu quy hoạch tổng thể

Theo ông Trần Lực, việc trùng lắp các sản phẩm du lịch thể hiện ngành du lịch tỉnh chưa có những định hướng quy hoạch tổng thể trong xây dựng sản phẩm dịch vụ, dẫn đến việc mạnh ai nấy làm, mỗi địa phương làm theo ý chí chủ quan, gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên du lịch.

Năm 2017, ngành du lịch Quảng Nam đón gần 6 triệu lượt khách, tăng 85% so với năm 2007, thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng. Trong đó, du lịch nông nghiệp đón khoảng 300.000 lượt khách, chiếm gần 5% tổng lượng khách. Đây là tỷ lệ khá thấp nếu so với những lợi thế và tài nguyên du lịch nông nghiệp mang lại. Không phủ nhận, một trong những yếu tố thu hút khách chính là tính độc đáo, khác biệt của sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, câu chuyện không chỉ dừng lại ở sự trùng lặp sản phẩm du lịch, xa hơn là sự nghèo nàn ý tưởng khiến câu chuyện phát triển du lịch bền vững gắn với nông nghiệp vẫn còn cần thêm thời gian.

Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Lữ hành Hội An, đơn vị thường xuyên đưa khách đến làng rau Trà Quế, giá trị lớn nhất của mô hình du lịch nông nghiệp là môi trường sinh thái và không gian làng quê. Ở đó, du khách không chỉ được trải nghiệm canh tác truyền thống mà còn được thưởng thức ẩm thực được chế biến từ nguyên liệu tại chỗ.

“Khách châu Âu rất ủng hộ những sản phẩm du lịch thân thiện môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa cộng đồng. Do đó, du lịch nông nghiệp là sản phẩm có khả năng hấp dẫn cao, giữ khách lưu trú lâu hơn. Tất nhiên, không phải vì thế mà làng rau nào chúng ta cũng làm du lịch, điều đó không cần thiết vì sẽ trùng lặp. Để tránh “giẫm chân” nhau, cần phải có quy hoạch tổng thể, hay đúng hơn phải có một “nhạc trưởng” trong xây dựng sản phẩm du lịch, nhất là sản phẩm du lịch nông nghiệp”, ông Tuấn bày tỏ.

Ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định sự kết hợp một cách bền vững giữa du lịch với nông nghiệp chắc chắn tạo ra những sản phẩm độc đáo. Vì nó kết tinh các giá trị lịch sử, văn hóa, thiên nhiên đặc thù và đa dạng của mỗi miền quê. Đặc biệt, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức và tăng thêm thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn.

“Hiện nay, Chính phủ đã triển khai mạnh mẽ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, cùng với đó là Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và gần đây nhất là Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 với tổng mức kinh phí 45.000 tỷ đồng. Đó sẽ là những cơ sở vững chắc để tạo thuận lợi cho du lịch nông nghiệp nói chung và du lịch nông nghiệp Quảng Nam phát triển mạnh mẽ hơn thời gian tới”, ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch nhìn nhận, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn chưa có nhiều sản phẩm độc đáo với hàm lượng chất xám cao, chuyên nghiệp. Phần lớn mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Vẫn có nhiều điểm du lịch nông nghiệp gặp khó khăn trong việc kết nối với doanh nghiệp lữ hành để hoàn thiện, xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp cũng như thu hút khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, khả năng quản lý điều hành; kỹ năng trình diễn, thuyết minh, phục vụ khách ở các cơ sở du lịch nông nghiệp, làng nghề, chưa đáp ứng yêu cầu.

Theo Ngọc Phúc/Báo SGGP.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại828,012
  • Tổng lượt truy cập90,891,405
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây