Qua hơn 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM (2012-2017), diện mạo nông thôn huyện An Nhơn đã thay da đổi thịt. Đường giao thông, kênh mương, đê kè, trường học, nhà văn hóa, sân thể thao, điện nông thôn, chợ, trạm y tế được nâng cấp, xây mới hoàn chỉnh; hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố. Thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
Gần 140km kênh mương ở An Nhơn đã được kiên cố hóa |
Thay đổi dễ thấy nhất là về hạ tầng thiết yếu. Đến hết năm 2017, An Nhơn đã có hơn 260km đường GTNT được bê tông và cứng hóa; gần 140km kênh mương được kiên cố hóa; xây dựng và lắp đặt mới gần 300km đường dây trung, hạ áp và trên 150 trạm biến áp; xây dựng và sửa chữa, nâng cấp hơn 130 phòng học; xây mới 56 nhà văn hóa thôn, 9 nhà văn hóa xã; xây mới 4 chợ và sửa chữa, nâng cấp được 5 ngôi chợ khác; xây dựng mới và sữa chữa 7 trạm y tế xã; 100% số xã có bưu điện, loa đài phát thanh...
Một thành tựu đáng kể khác là công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc, triển khai rà soát, bổ sung quy hoạch SXNN theo hướng phát huy lợi thế từng vùng; đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển sản phẩm làng nghề...
Các chính sách hỗ trợ đất lúa, miễn thủy lợi phí, hỗ trợ lãi suất vốn vay để phát triển SX đã góp phần gia tăng giá trị ngành nông nghiệp. Việc liên doanh, liên kết theo chuỗi trong SX và tiêu thụ sản phẩm kết nối với thị trường từng bước hình thành và phát triển, góp phần tăng tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp.
Trên lĩnh vực khuyến công, An Nhơn đã hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị SX trên lĩnh vực CN-TTCN và phát triển làng nghề. Có 5 làng nghề đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đang hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu quả SXKD, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Làng nghề đồ gốm ở xã Nhơn Hậu |
Ông Đặng Vĩnh Sơn, Chủ tịch UBND TX An Nhơn, phấn khởi cho biết: “Đến hết năm 2017, thu nhập tại các xã xây dựng NTM ước đạt trên 31,9 triệu đồng/người/năm, tăng gần 8 triệu so với năm 2015; 95,7% lao động có việc làm thường xuyên; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm, nếu như vào năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là 7,69% thì hiện đã giảm xuống chỉ còn 4,3%”.
Cũng theo ông Sơn, nguồn lực huy động để thực hiện xây dựng NTM từ năm 2012 đến hết năm 2017 là 414.026,76 triệu đồng. Trong đó, người dân đã hiến đất, đóng góp tiền mặt được khoảng 66.244 triệu đồng.
Từ nay đến cuối năm 2018, An Nhơn phấn đấu hoàn thành NTM ở 3 xã Nhơn Hạnh, Nhơn Mỹ và Nhơn Tân, đồng thời lập hồ sơ để được Trung ương công nhận TX An Nhơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Từ năm 2019 đến năm 2020, An Nhơn sẽ triển khai thực hiện NTM kiểu mẫu tại 10 xã đã đạt chuẩn nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.
Thư viện Tình Quê được 1 cá nhân xây dựng tại xã Nhơn Khánh |
“Để tiến tới xây dựng NTM kiểu mẫu, cả hệ thống chính trị của TX An Nhơn sẽ nhập cuộc xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp cụ thể phù hợp mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn; đẩy mạnh phong trào thi đua, tập trung thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí xây dựng NTM đã đề ra; tạo tiền đề và bước đi vững chắc trong việc triển khai trong từng giai đoạn, phù hợp với từng địa phương. Đồng thời cần làm tốt công tác huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư; đảm bảo đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm và đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư”, ông Đặng Vĩnh Sơn, Chủ tịch UBND TX An Nhơn. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã