Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp một năm vượt khó

Thứ bảy - 30/12/2017 18:44
Năm 2017 là năm khó khăn đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của Bắc Kạn. Cả ở lĩnh vực trồng trọt lẫn chăn nuôi đều chịu nhiều thiệt hại do những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Tuy nhiên, với nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh vẫn cơ bản hoàn thành kế hoạch đề ra và có nhiều điểm nhấn quan trọng.
Sản lượng cam, quýt đạt hơn 16.000 tấn, tăng 27% so với năm 2016. Trong ảnh: Thu hoạch quýt tại Hợp tác xã Đại Thành, T.P Bắc Kạn.

Sản lượng cam, quýt đạt hơn 16.000 tấn, tăng 27% so với năm 2016.

Trong ảnh: Thu hoạch quýt tại Hợp tác xã Đại Thành, T.P Bắc Kạn.

Vượt khó

Sản xuất nông, lâm nghiệp của Bắc Kạn vẫn duy trì hai vụ chính là đông xuân và vụ mùa. Trong đó, canh tác chủ yếu là cây lúa, ngô, dong riềng, cây ăn quả và một số cây màu khác. Đối với chăn nuôi tập trung phát triển đàn lợn, đại gia súc, gia cầm và thủy sản. Trong lâm nghiệp tiếp tục thực hiện định hướng trồng rừng mới và khoanh nuôi, bảo vệ.

Bước vào sản xuất, trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế cũng như thực tiễn kết quả những năm trước, tỉnh đã phân giao chỉ tiêu cụ thể theo từng phương án sản xuất các vụ. Hầu hết các chỉ tiêu giao đều tăng so với năm 2016. Trong đó, nhiều chỉ tiêu chính được đặt kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành như sản lượng lương thực có hạt; gừng; dong riềng; cam, quýt; đàn đại gia súc; gia cầm; thuốc lá…

Triển khai thực hiện, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các địa phương tập trung tiến hành làm đất, quản lý và cung ứng vật tư nông nghiệp, gieo trồng; quản lý dịch bệnh hại… gắn với phát triển sản xuất hàng hóa và kinh tế tập thể. Năm 2017, ngành tiếp tục nhân rộng áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI); khuyến khích mở rộng các diện tích lúa đặc sản như bao thai, khẩu nua lếch…

Ông Hoàng Thanh Bình- Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết: Sản xuất nông nghiệp năm 2017 so với mọi năm có nhiều khó khăn đó là mưa lũ; mưa nhiều dẫn tới không phun trừ được dịch bệnh hại cây trồng; thời tiết nắng ít, mưa nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây.

Trong vụ xuân, các giống lúa BC15, C70 và giống lúa nếp PD2 nhiễm nặng bệnh đạo ôn với diện tích trên 10ha, gây mất năng suất. Hầu hết các địa phương vẫn còn tình trạng gặt phơi trên ruộng. Hệ quả khi trời mưa kéo dài nhiều sản lượng bị ngấm nước dẫn tới nảy mầm, hư hỏng gây thiệt hại. Mưa lũ cũng làm mất trắng một số diện tích lúa. Trong vụ mùa, mưa lũ đã vùi lấp hàng trăm héc ta lúa mùa; cá biệt có những xã như Nam Cường (Chợ Đồn) gần như mất trắng hoàn toàn. Nhất là có gần 1.000ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, làm mất trắng hơn 241ha, ảnh hưởng năng suất khoảng 600ha. Theo ước tính, mưa lũ và dịch bệnh làm mất khoảng gần 1.000 tấn thóc trong vụ mùa. Trong năm nay, tiến độ gieo trồng cây ngô bị ảnh hưởng dẫn tới khó đạt chỉ tiêu đề ra.

Đối với chăn nuôi, trong năm, giá thịt lợn hơi tiếp tục giảm đã gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi. Tâm lý chán nản, buông bỏ chăn nuôi lợn đã xuất hiện ở một số hộ dân. Đến tháng 7/2017, số cơ sở nuôi thường xuyên có từ 50 con lợn thịt trở lên đã giảm 82 cơ sở so với cuối năm 2016. Trong khi đó, vào cuối năm, dịch bệnh lở mồm long móng bùng phát trên 111 con trâu, bò tại 3 xã của huyện Chợ Đồn…

Trước những khó khăn, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương tích cực thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong ứng phó với mưa lũ; hỗ trợ khôi phục sản xuất kịp thời. Đối với chăn nuôi lợn chỉ đạo hệ thống ngân hàng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ trại chăn nuôi có vay vốn, tăng cường cho vay tái đàn. Khi các chỉ tiêu về lương thực có hạt gặp khó khăn thì chỉ đạo sát sao bảo vệ phát triển dong riềng để giữ đà tăng trưởng chung…

Những điểm nhấn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết thúc năm 2017, toàn ngành có 16/22 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Các chỉ tiêu lớn, có giá trị tuyệt đối lớn đều đạt và vượt như sản lượng lương thực có hạt đạt 101% kế hoạch; sản lượng gừng đạt 134%; dong riềng đạt 112%; trồng rừng đạt 113%; tổng đàn đại gia súc đạt 102%; sản lượng thuốc lá đạt 107%….

Điểm nhấn đầu tiên đó là việc năm nay người dân thực hiện khá quy củ khung thời vụ đề ra. Những cây trồng chính đều cho năng suất và sản lượng cao so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo cấy lúa đạt 23.748ha, cho sản lượng 11.892 tấn. Cây thuốc lá gieo trồng được 980ha, sản lượng đạt 2.216 tấn, bằng 120% so với năm 2016. Cây dong riềng trồng 907ha, sản lượng đạt 64.098 tấn. Cây cam, quýt có diện tích cho thu hoạch 2.000ha, sản lượng hơn 16.000 tấn. Cây hồng không hạt có 430ha cho thu hoạch, sản lượng 1.850 tấn, tăng 54% so với cùng kỳ…

Trên lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn phát triển ổn định, chất lượng con giống được nâng lên. Đàn đại gia súc đạt 86.440 con; đàn lợn 196.773 con; đàn dê 42.700 con… Sản lượng thịt hơi các loại đạt gần 19.000 tấn.

Điểm nhấn thứ hai đó là việc bước đầu việc sản xuất theo chuỗi giá trị đã hình thành. Các địa phương đã thành lập mới 41 hợp tác xã trong đó có 33 hợp tác xã nông, lâm nghiệp. Nhiều sản phẩm nông sản được cấp chứng nhận VietGAP như chè Shan tuyết Thái Lạo (Chợ Mới); quýt của Hợp tác xã Toàn Thắng (Chợ Đồn). Một số nông sản xây dựng được truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, thông qua hợp tác xã đã lên kệ siêu thị ở Hà Nội như rau bò khai, bí xanh… Sản phẩm gừng tươi Tân Sơn đã xuất khẩu được sang Nhật Bản. Nhiều sản phẩm nông sản đạt những giải thưởng, thương hiệu cấp quốc gia.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh có 4 dự án quy mô lớn triển khai thực hiện là dự án trại lợn giống và lợn thịt siêu nạc (Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn); Dự án trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi (Hợp tác xã Đại Thành); Dự án trang trại nuôi lợn thương phẩm, lợn nái ngoại thuần (Công ty TNHH Nam Huế); Dự án xây dựng trung tâm bảo tồn gen và phát triển bò Mông (Công ty CP đầu tư và phát triển bò Mông).

Một điểm sáng khác đó là sự quyết liệt của tỉnh trong phát triển sản xuất hàng hóa. Đối với cây dong riềng, năm 2017, lần đầu tiên tỉnh triển khai chỉ đạo các cơ sở chế biến ký kết bao tiêu với người trồng dong. Năm 2017 cũng là năm lần đầu tiên tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu nông sản với quyết tâm khai mở thị trường cho nông sản hàng hóa.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong năm tới, ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản xuất hàng hóa. Tập trung xây dựng, phát triển một số cây chủ lực như cây ăn quả có múi, dược liệu, cây gỗ lớn. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Thúc đẩy nhanh việc xây dựng và thực hiện đề án mỗi làng xã một sản phẩm./.

Theo Tuấn Sơn/Báo Bắc Kan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập491
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại799,810
  • Tổng lượt truy cập90,863,203
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây