Ngày nay, người trồng lúa chủ yếu là gieo thẳng hạt lúa xuống đám ruộng đã cày bừa nhưng ở một số nơi, người dân vẫn thực hiện theo hình thức cấy bằng cây lúa giống.
Sau khi chọn một luống đất nhỏ trên thửa ruộng của gia đình, người dân sẽ tiến hành cày, bừa kỹ và rắc vôi khử chua để gieo lúa giống...
Những hạt lúa giống sau khi ngâm ủ đạt tiêu chuẩn sẽ được mang gieo xuống cùng bao hy vọng về mùa màng bội thu của người nông dân
Sau khi gieo hạt, người nông dân sẽ dùng bàn gỗ và tay trang đều trên mặt ruộng cho hạt lúa được nằm trong đất nhằm chống rét cho hạt giống
Những người đàn ông đi làm nghề phụ cũng tạm nghỉ mấy ngày để giúp vợ gieo mạ
...và khéo léo che phủ ni lông ủ ấm cho luống mạ
Khoảng 12 - 15 ngày nữa, khi thân lúa ra được từ 2 - 3 lá, người nông dân sẽ tiến hành chiếc mạ (nhổ mạ) đem ra cấy.
Trong ánh mặt trời chiều đông, những luống mạ vừa gieo được che phủ ni lông nằm lặng lẽ trên mênh mông ruộng đồng đẹp như một bức tranh. Trong im lìm, lặng lẽ ấy là những cựa quậy, sinh sôi. Để từ trong buốt giá mùa đông, dưới bàn tay ấm áp của con người, mùa xuân lại trở về hát gọi màu xanh trên khắp những cánh đồng...
Theo Anh Hoài - Khánh Thành/bao Ha tinhvn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh