Học tập đạo đức HCM

Nữ kỹ sư 9X say trồng nấm, lãi 200 triệu đồng/năm

Thứ bảy - 05/03/2016 21:20
Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai.

Năm 2012, tốt nghiệp Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, chuyên ngành công nghệ sinh học, chị Trịnh Thị Như Nguyệt (25 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Thượng, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) xin vào làm việc tại một số cơ sở sản xuất nấm ở Đồng Nai. Tại đây, chị đã học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất các loại nấm, cách thức thu mua nguyên liệu, bỏ mối cho bạn hàng. Năm 2013, nhận thấy giá nhân công và giá nguyên liệu ở quê rẻ bằng nửa so với các tỉnh Nam Bộ, chị Nguyệt quyết định về quê đầu tư sản xuất các loại nấm.

Chị Nguyệt cho biết, lúc đầu vừa làm vừa thăm dò thị trường nên sản lượng làm ra còn rất khiêm tốn, nhân công cũng chỉ một vài người thân trong nhà. Sau một thời gian, thị trường được mở rộng, nấm được tiêu thụ mạnh hơn, chị thuê thêm người đảm trách các khâu khép kín trong sản xuất nấm. Đến nay, sau 2 năm hoạt động, cơ sở của chị đã đi vào ổn định, mỗi năm sản xuất khoảng 120kg thành phẩm nấm linh chi, 500kg mộc nhĩ và vài trăm kg nấm bào ngư, nấm rơm, thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, đồng thời giải quyết việc làm cho 10 lao động nông nhàn ở địa phương với mức lương bình quân 2,7 triệu đồng/người/tháng.

Chị Nguyễn Thị Hoa, ở cùng thôn, cho biết: “Lúc mới vào đây làm, tôi và mấy người khác còn bỡ ngỡ lắm nhưng được chị Nguyệt hướng dẫn kỹ lưỡng nên bây giờ mọi người đều quen việc và thích làm nghề này”.

Cơ sở sản xuất nấm Như Nguyệt đang là mô hình kinh tế hộ rất hiệu quả ở địa phương, được nhiều nông dân gần xa đến tham quan, học tập. Chị Nguyệt cho biết thêm: “Sắp tới, tôi sẽ thuê mặt bằng để xây thêm các trại sản xuất nấm, dự kiến tăng quy mô sản xuất gấp 10 lần so với hiện nay và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương”.

Bà con muốn tìm hiểu thêm về cách làm của chị Nguyệt xin vui lòng liên hệ số điện thoại 0165.789.6444.        

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại824,654
  • Tổng lượt truy cập90,888,047
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây