Học tập đạo đức HCM

Nữ nông dân thu trăm triệu từ nghề trồng nấm

Thứ sáu - 21/04/2017 03:18
Từng làm đủ nghề để mưu sinh và đã “nên duyên” với nghề trồng nấm từ gần 8 năm nay, chị Hồ Thị Tuyết Hạnh (SN 1966, ở phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu) có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
 

Đam mê nghề trồng nấm, bình quân mỗi năm chị Hạnh thu về gần 150 triệu đồng.

Trăn trở nấm sò

Chị Hạnh bắt đầu học nghề trồng nấm từ lớp dạy nghề ngắn hạn do Hội Nông dân Thành phố tổ chức. Từ đây, chị bắt đầu tìm hiểu và vay vốn đầu tư để thử nghiệm trồng nấm.

Theo chị Hạnh, để thu hoạch nấm đạt hiệu quả kinh tế, cần sản xuất điều tiết đúng ngày Rằm, mùng Một.

Khi mới lập trại nấm, chị vấp phải nhiều thất bại do kinh nghiệm chưa có, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nấm chưa được bài bản. “Lúc đầu tôi được Hội Nông dân hỗ trợ 60 bịch nấm về treo thí điểm, thấy hiệu quả nên bắt tay vào làm. Tuy nhiên, khi làm lại vấp phải nhiều trở ngại. Ban đầu trồng thí điểm vào mùa hè 1.000 bịch thì hiệu quả. Sau đó, đến mùa đông tôi tiếp tục làm lên 3.000 bịch thì bịch nấm bị hư do không biết cách chăm sóc. Rồi hư do làm nhiên liệu không đảm bảo khiến bịch nấm bị sâu bệnh”, chị Hạnh chia sẻ.

Đam mê nấm, quyết không từ bỏ, chị tìm đến đến các trại trồng nấm để học hỏi thêm. Tiếp tục làm rồi tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm, đến nay chị Hạnh đã thành công trong việc trồng nấm. Theo chị Hạnh, sau khi trồng nhiều loại nấm, chị chọn nấm sò để đầu tư sản xuất. Bởi loại nấm này có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.

Bí quyết hãm nấm

Từ diện tích trồng ban đầu 100 mét vuông, chị Hạnh phát triển dần trang trại lên diện tích 400 mét vuông. Mỗi năm, chị trồng 3 vụ, mỗi vụ trồng trên 10.000 bịch nấm sò. Với việc trồng gối đầu, mỗi tháng chị cung cấp ở các chợ cả tấn nấm. Giá bán bình quân 35.000 kg. Sau khi trừ chi phí, chị lãi 120 - 140 triệu đồng/năm.

“Trồng nấm sò không khó, nhưng đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu xử lý, tưới nước cũng như chăm sóc. Nghề nấm đòi hỏi người trồng phải quan sát, để ý từng thời kỳ phát triển của nấm để có sự can thiệp kỹ thuật kịp thời. Bên cạnh đó, việc thu hoạch nấm sớm hay muộn cũng ảnh hưởng đến chất lượng nấm để bán được giá hay không trên thị trường”. 
Chị Hồ Thị Tuyết Hạnh.

Chị Hạnh cho biết, một năm bình thường người khác làm 4 vụ nhưng chị chỉ làm 3 vụ. Thời gian còn lại cho trại nghỉ và diệt khuẩn các mầm bệnh. Chị còn thuê đất cách xa trại nấm để ươm bịch, tránh sản xuất một chỗ, cây nấm dễ sinh bệnh.

Theo chị Hạnh, để trồng nấm đạt hiệu quả cần đảm bảo nhiều yếu tố, quan trọng là đầu ra sao cho đúng thời điểm để đạt hiệu quả cao nhất. Chẳng hạn chị thường “có sự điều tiết, hãm để nấm ra vào những ngày Rằm, mùng Một bằng cách bằng cân bằng độ ẩm…”, chị Hạnh chia sẻ thêm.

Đối với nấm trồng khi trời lạnh phải che bạt giữ ấm. Nhiều người chưa có kinh nghiệm thường để thoáng, nấm sẽ hư mầm. Ngoài ra, chị đúc rút kinh nghiệm cần phải làm phôi nấm từ những nhiên liệu đảm bảo chất lượng, phôi sẽ không bị hư và không bị sâu bệnh. Mùa đông ươm bịch 30 ngày, còn mùa hè 20 - 22 ngày là treo bịch.

Là một người đam mê nghề trồng nấm cùng lòng nhiệt tình, chị Hạnh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho tất cả nông dân cùng đam mê, phát triển nghề nấm.

Theo Kim Oanh/baotrangtraivet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay35,789
  • Tháng hiện tại693,250
  • Tổng lượt truy cập102,452,793
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây