Học tập đạo đức HCM

Khá lên nhờ nuôi thỏ thương phẩm

Thứ tư - 19/04/2017 22:26
Với nguồn thức ăn dồi dào từ sản xuất nông nghiệp, Bạc Liêu có thể phát triển mạnh mô hình nuôi thỏ. Bởi mô hình này không cần diện tích lớn, lại tận dụng các phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng chuyên sản xuất rau màu.

Hộ anh Lê Văn Minh (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) là một trong những hộ áp dụng thành công mô hình nuôi thỏ. Năm 2015, khi vào thăm bạn ở tỉnh Quảng Nam, anh Minh được tiếp cận với mô hình nuôi thỏ. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nên anh đã vay vốn đầu tư thực hiện mô hình.

Lúc đầu, anh Minh nuôi thử 10 cặp thỏ New Zealand và thấy thỏ thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển tốt. Vì vậy, năm 2016 anh Minh mở rộng chuồng trại để nuôi với số lượng lớn. Với tổng đàn hơn 500 con, đàn thỏ đã đem lại cho anh Minh nguồn thu nhập khá lớn.

Theo anh Minh, thỏ là loài vật dễ nuôi, thức ăn của chúng là các loại cỏ, lá cây có sẵn trong tự nhiên. Ngoài ra có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rau, thân cây chuối, củ sắn, rau khoai, rau muống, cỏ voi… Vốn đầu tư cho một cặp thỏ giống chỉ khoảng 200.000 đồng. Chuồng trại nuôi thỏ cũng đơn giản, người nuôi có thể tận dụng tre, nứa, gỗ để làm chuồng.

Mỗi năm, thỏ mẹ có thể đẻ từ 6 - 7 lứa, mỗi lứa từ 8 - 10 con. Thỏ con được 1 tháng tuổi thì có thể tách mẹ để nuôi thương phẩm. Sau khoảng 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng từ 2 - 2,5kg là có thể xuất bán.

Hiện, mỗi tháng anh Minh xuất bán từ 100 - 150 con thỏ thương phẩm với giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, lợi nhuận từ 8 - 12 triệu đồng/tháng. Không chỉ nuôi thỏ thịt, anh Minh còn cung cấp thỏ giống cho nhiều hộ nuôi có nhu cầu.

Nuôi thỏ tuy đơn giản, nhưng khâu chăm sóc phải tỉ mỉ, đặc biệt là phải chú ý tiêm vắc-xin phòng các bệnh nấm, ghẻ, tụ cầu trùng… Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, định kỳ từ 5 - 7 ngày phải phun thuốc diệt khuẩn toàn bộ chuồng trại, mùa đông phải được che chắn giữ ấm.

Thỏ con sau khi sinh 30 ngày sẽ được tách mẹ. Đây là thời điểm thỏ con dễ mắc bệnh đường ruột nên người nuôi phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ và đúng liều lượng. Thức ăn cho thỏ phải ráo nước. Mỗi ngày cho thỏ ăn hai lần theo giờ cố định.

Từ thu nhập nhờ nuôi thỏ, gia đình anh Minh đã có cuộc sống ổn định, ngày càng phát triển.

Nguồn: http://baobaclieu.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Hôm nay80,503
  • Tháng hiện tại785,616
  • Tổng lượt truy cập90,849,009
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây