Học tập đạo đức HCM

Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ tư - 19/04/2017 11:07
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu, người dân thôn Yên Khánh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Mát mắt vùng dược liệu trên đất cằn

Mô hình trồng cây dược liệu của HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh rộng hơn 5ha, chạy dọc men bờ sông kéo dài đến thôn Tam Đông. Ông Trần Đức Toàn - Giám đốc  HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh cho biết, từ năm 2014, các hộ dân trong thôn đã thử nghiệm trồng cây dược liệu.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 1

Ông Trần Văn Toàn bên vườn cây diệp hạ châu chuẩn bị thu hoạch. Ảnh: Trần Hiền

“Cứ ngỡ mảnh đất cằn cỗi, nắng cháy da, cháy thịt nơi miền quê nghèo sẽ không thể nào đưa người dân thoát cảnh mất mùa do hạn hán, nghèo đói, thế nhưng khi HTX đã mạnh dạn đưa cây dược liệu vào trồng ở những cánh đồng bị bỏ hoang, đã mang lại khoản thu nhập không ngờ, đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm” - ông Toàn phấn khởi nói.

Được biết, HTX Sản xuất cây dược liệu thôn Yên Khánh là một trong những HTX của huyện Cẩm Xuyên liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh. Cùng với sự hỗ trợ của dự án Phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo Hà Tĩnh (SRDP), sau 3 năm thực hiện mô hình sản xuất cây dược liệu từ đất ruộng bỏ hoang, đến nay cuộc sống của những hộ dân nghèo đã cải thiện đáng kể.

Bà Phan Thị Văn ở thôn Tam Đông cho biết: “Ngày trước tôi cứ nghĩ cây dược liệu chỉ trồng đươc ở những nơi đồi núi cao, thế nhưng khi trồng thử trên ruộng lúa bị bỏ hoang, tôi thấy cây dược liệu không chỉ sống được mà còn phát triển rất mạnh. Hiện, nhà tôi có 3 sào trồng cây kim tiền thảo, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ gia đình thu về 9 - 10 triệu đồng. Tính ra, mức thu nhập này cao gấp 3 lần so với trồng lúa, việc chăm sóc lại nhàn nhã hơn rất nhiều”.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 2

Người dân thôn Yên Khánh đang lên luống cho cây kim ngân thảo. Ảnh: Trần Hiền

Nhân rộng mô hình

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Toàn - Giám đốc HTX cho hay: “Hiện địa phương đang có 40 hộ gia đình sản xuất cây dược liệu với diện tích trên 5ha, chủ yếu trồng kim tiền thảo và cây mã đề, mỗi năm cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng. HTX cũng đang trồng thử nghiệm cây diệp hạ châu, trạch trả, cây xương quạt…, nếu thành công sẽ nhân rộng diện tích”.

Theo ông Toàn, mô hình trồng cây dược liệu là hướng đi mới nên ngoài sự cố gắng của bà con, HTX còn nhận được sự giúp đỡ từ dự án SRDP thông qua việc tập huấn kỹ thuật, đầu tư hạ tầng tưới tiêu, hỗ trợ giống… của công ty dược.

Không chỉ đem lại hiệu quả cao về kinh tế, thu nhập ổn định, những cây dược liệu này còn được bà con thu hoạch về để chữa các loại bệnh như sỏi thận, gan nhiễm mỡ… Ông Nguyễn Thành Đạt, thôn Yên Khánh xã Cẩm Vịnh chia sẻ: “Trước đây tôi cũng bị sỏi thận, uống khá nhiều thuốc tây y nhưng không đỡ. Sau một thời gian uống đều đặn kim tiền thảo mỗi ngày, đi khám lại tôi thật sự bất ngờ khi thấy kích thước viên sỏi giảm khá nhanh, sức khỏe tốt hơn trước”.

 trong cay duoc lieu chua benh soi than, thu hang tram trieu moi nam hinh anh 3

Cánh đồng dược liệu rộng tới 5ha đang đem lại thu nhập khá cho bà con. Ảnh: Trần Hiền

Bà con cho biết, việc phát triển mô hình trồng cây dược liệu tại địa phương khá thuận lợi bởi các loại cây thuốc như kim tiền thảo, diệp hạ châu, mã đề… chịu hạn rất tốt, dễ chăm sóc, cho năng suất cao. Tuy nhiên, do phải mua cây giống ở xa (hiện HTX chủ yếu mua giống từ các tỉnh phía Bắc) nên việc sản xuất cây dược liệu của bà con chưa thực sự chủ động, giá thành sản xuất còn cao.

“Từ khi bắt tay vào sản xuất, HTX cũng đã mạnh dạn thử ươm giống, nhưng đều thất bại. Chúng tôi rất mong các cấp, ngành, các bên liên quan quan tâm, tạo điều kiện giúp HTX chủ động nguồn giống, từ đó giảm giá thành sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ dân. Tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp thu mua tiếp tục ổn định giá mua dược liệu như hợp đồng đã ký kết, để bà con yên tâm sản xuất” - Giám đốc HTX Trần Văn Toàn nói. 

Tác giả bài viết: Trần Hiền

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay55,582
  • Tháng hiện tại760,695
  • Tổng lượt truy cập90,824,088
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây