Học tập đạo đức HCM

Quá tài: Nuôi 50 con trâu,bò không cần chăn chỉ cho ăn mấy hạt muối

Thứ hai - 17/04/2017 03:16
Nuôi gần 50 con trâu, bò nhưng anh Chiêm rất nhàn nhã. Đàn trâu, bò của anh ngày nào cũng tự đi kiếm ăn từ sáng tới chiều no bụng rồi cũng tự về chuồng mà không cần người chăn dắt. Đàn trâu, bò nhà anh cũng không cần thức ăn, cách nuôi trâu của anh là cho ăn mấy hạt muối mỗi khi về chuồng.

Hiện, gia đình anh Đồng Văn Chiêm (SN 1983) dân tộc Tày có quy mô nuôi trâu, bò lớn nhất ở bản Cám, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Quá tài: Nuôi 50 con trâu,bò không cần chăn chỉ cho ăn mấy hạt muối - 1

Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên anh Chiêm hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về anh đều cho chúng ăn mấy hạt muối.

Trang trại trâu, bò của anh Chiêm nằm tít sâu phía trong hồ Ba Bể. Để vào thăm trang trại của anh, chúng tôi được trải nghiệm lênh đênh trên lòng hồ Ba Bể gần 1 tiếng đồng hồ. Thuyền cập bờ, đoàn chúng tôi cuốc bộ thêm 2km đường rừng, men theo con đường lầy lội chỉ có dấu chân trâu, bò đi qua.

Quá tài: Nuôi 50 con trâu,bò không cần chăn chỉ cho ăn mấy hạt muối - 2

Từ trang trại của anh Chiêm nhìn ra sẽ thấy cảnh lòng hồ Ba Bể tuyệt đẹp.

Trước mắt, trang trại của anh Chiêm hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp với cảnh núi rừng hùng vĩ, vườn cam quýt lá xanh bóng, ao cá và đàn trâu, bò đang thong dong gặm cỏ. Anh Chiêm kể, năm 2008 tốt nghiệp kế toán một trường cao đẳng chính quy, nhưng mãi không xin được việc đúng chuyên ngành học.

Quá tài: Nuôi 50 con trâu,bò không cần chăn chỉ cho ăn mấy hạt muối - 3

Để vào trang trại của anh Chiêm phải đi bộ men theo 2km đường rừng.

Để có tiền bươn trải cuộc sống, anh từng đi làm công nhân. Chán nản với đồng lương công nhân ít ỏi, anh Chiêm quyết chí trở về quê nuôi trâu, bò. “Nuôi con gì cũng tốn tiền mua thức ăn, chỉ nuôi trâu, bò là ít tốn nhất”, anh Chiêm giải thích lựa chọn của mình.

Quá tài: Nuôi 50 con trâu,bò không cần chăn chỉ cho ăn mấy hạt muối - 4

Bên cạnh biệt tài nuôi trâu, bò, anh Chiêm còn rất mát tay với nghề nuôi gà ta thả vườn.

Do nơi anh sinh sống ở sâu trong lòng hồ Ba Bể, nên việc di chuyển trâu, bò từ nơi mua về trang trại rất khó khăn. Anh Chiêm phải dùng thuyền chở, hoặc dắt trâu, bò men theo cánh rừng già, đi bộ cả ngày mới tới nơi. “Không có tiền thuê thú y nên từ kỹ thuật chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đến phòng dịch bệnh cho đàn trâu, bò tôi đều tự học hỏi, mày mò làm. Nhưng khó khăn nhất lúc đó là thuần phục đàn trâu, bò hung dữ, nhất là với một “tay mơ” mới vào nghề như tôi”, anh Chiêm nhớ lại.

Sau nhiều năm gắn bó với đàn trâu, bò, giờ đây anh Chiêm rất có kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo trâu, bò. Hiện, trang trại anh Chiêm đang nuôi 7 con trâu và 40 con bò, tính sơ sơ cũng trị giá bạc tỷ. Theo anh Chiêm, bình thường phải cần đến ít nhất 2 người mới chăn được đàn trâu bò của gia đình anh. Với biệt tài nuôi trâu, bò riêng của mình, đàn trâu bò anh Chiêm không cần người chăn dắt. Thời gian đó, anh Chiêm ở nhà chăn nuôi thêm con gà, con lợn, đào ao thả cá, chăm sóc hàng trăm gốc cam quýt để tăng thu nhập.

“Gắn bó với đàn trâu, bò cả gần chục năm nên tôi hiểu ý từng con một. Cuối mỗi buổi chiều đàn trâu, bò trở về tôi cho chúng ăn mấy hạt muối. Duy trì thói quen này liên tục trong một thời gian dài, nhớ muối chúng sẽ tự về mà không cần người chăn dắt”, anh Chiêm tiết lộ.

Tuy nhiên, anh Chiêm cho hay, để đàn trâu bò tự kiếm ăn cũng gặp không ít rủi ro do địa hình đồi núi hiểm trở. "Giữa năm 2016, đàn trâu trở về tôi thấy thiếu 1 con trâu đực. Đi tìm gần tuần, tôi mới thấy xác con trâu chết do rơi xuống vực sâu", anh Chiêm ngậm ngùi nhớ lại.

Theo Đức Thịnh (Dân Việt)
 Tags: trâu bò

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm266
  • Hôm nay56,579
  • Tháng hiện tại761,692
  • Tổng lượt truy cập90,825,085
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây