Học tập đạo đức HCM

Nuôi dê sạch thu lời hơn 100 triệu mỗi năm

Thứ ba - 20/03/2018 00:21
Trang trại dê của gia đình ông Hoàng Đình Túc (47 tuổi) ở ấp Suối Đôi, xã Tân Hưng (Đồng Phú, Bình Phước) được làm cao ráo như nhà sàn. Nhờ sự cần cù chịu khó, mỗi năm ông Túc đã thu lời trên 100 triệu đồng từ đàn dê lai.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi dê nên hiện tại ông Túc coi việc chăm sóc đàn dê như “tập thể dục”. Mỗi ngày ông bỏ ra hai giờ để vệ sinh chuồng trại, cho dê ăn uống...

Trại dê của gia đình ông Túc trong rẫy cao su với 5 chuồng, tổng diện tích 150m2. Một chuồng dành riêng cho con dê đực đầu đàn. Đây là nguồn phối giống chính của cả đàn dê nhà ông Túc. Một chuồng dành riêng cho dê cái đang tuổi trưởng thành: “Khi nào thấy dê cái có dấu hiệu cần đực, tôi sẽ thả con dê đực đầu đàn sang để chúng được thụ tinh”, ông Túc giải thích.

Một chuồng dành riêng cho dê cái có bầu sắp sinh. Đây là chuồng dê được ưu tiên nhất, ông Túc sẽ tăng cường thêm lượng thức ăn hàng ngày để cho bầy dê non trong bụng mẹ được phát triển tốt nhất. Hai chuồng còn lại ông Túc dành để nuôi dê con, dê thành phẩm.

Ông Túc cho biết, trước đây gia đình nuôi dê thả rông, song hiện tại chỉ nuôi trong chuồng. “Tôi bận chăm sóc những rẫy điều, tiêu của gia đình nên không có thời gian đi chăn như những năm trước. Vì vậy, tôi đã dựng chuồng cho chúng ở. Đầu tư chuồng trại tuy tốn khá nhiều vốn, nhưng bù lại mình lại chăn nuôi được lâu dài”, ông Túc chia sẻ thêm.

Mỗi sáng, ông Túc sẽ quét dọn vệ sinh chuồng trại một lần. Hai tháng ông lại xịt thuốc khử trùng toàn trại, chính vì vậy chuồng dê của ông hầu như không “toát” ra mùi hôi khó chịu. Cũng sau hai tháng, ông Túc lại lấy phân dê này để bón cho cây trồng trong rẫy. “Nhà nông tận dụng số phân này cũng tốt, chúng tôi cũng bớt được tiền mua phân bón cho tiêu, điều”, ông Túc chia sẻ thêm.

Hiện tại chuồng nhà ông Túc có 70 con dê các loại, trong đó có hơn chục con cái đang mang bầu chuẩn bị sinh. Số dê này được ông Túc chăm sóc đặc biệt hơn cả về sức khỏe và dinh dưỡng. Vài ngày nữa bầy dê cái đẻ, dàn dê của ông Túc sẽ tăng thêm hơn 20 con. Đây toàn bộ là dê lai do ông mua giống từ Đồng Nai về chăn thả.

Ông Túc cho biết lý do mình chọn dê lai thay cho dê Bách thảo: “Dê Bách thảo hay bệnh, sổ mũi và chậm lớn. Dê lai kháng bệnh tốt hơn, mau lớn nên gia đình tôi đã chọn nuôi”.

06-13-43_de-non
Dê thương phẩm đã mang về cho gia đình ông Túc trên 100 triệu đồng mỗi năm

Mỗi năm gia đình ông Túc xuất ra thị trường hơn 1 tấn dê thương phẩm, với giá bán trung bình 100 ngàn đồng/kg. Thương lái vào tận nhà hỏi mua, thị trường luôn rộng mở nên ông Túc không sợ bị ế hàng.

Về kinh nghiệm nuôi dê khỏe mạnh, mau lớn, ông Túc chia sẻ: Việc vệ sinh chuồng trại hết sức quan trọng. Dù mùa mưa hay mùa khô, chuồng dê tuyệt đối không để ướt. Nền chuồng nên làm bằng gỗ, có độ ngăn cách đề phân dê lọt xuống dưới sàn. Sàn chuồng phải luôn sạch sẽ, khô thoáng. Con dê nào có dấu hiệu cảm cúm phải được tách ra cho uống thuốc liền để tránh lây lan sang đàn. Các cách phòng và điều trị bệnh cho dê được ông Túc học hỏi trên sách báo và kênh truyền hình nông nghiệp nông thôn.

Để kích thích tiêu hóa cho bầy dê, ông Túc cắt cỏ về, chém nhỏ ủ cho lên men. Mỗi ngày ông lấy cỏ tươi trộn đều với cỏ lên men cho dê ăn. Tận dụng những thức ăn có quanh nhà như rau, cỏ, trái cây ven rẫy như mít, chuối… ông đều hái về bằm nhỏ làm thức ăn cho dê. Đặt mình vào vị trí người tiêu dùng nên ông quyết định chăn nuôi dê theo phương pháp sạch. Bầy dê không ăn thêm cám tăng trọng, chỉ ăn thuần cỏ và trái cây các loại.

“Thực ra công việc nuôi dê chỉ chiếm khoảng 2 giờ mỗi ngày, cũng giống như người ta đi tập thể dục thôi. Nuôi dê cho hiệu quả kinh tế tốt, mình là nhà nông nên tranh thủ thời gian để tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Tôi đã quen với đàn dê, không có nó cũng thấy buồn”, ông Túc cười nói.

Nhờ được chăm sóc đầy đủ nên đàn dê của gia đình ông Túc rất mau lớn, cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ông Túc cho biết mình sẽ tiếp tục nhân rộng đàn dê trong thời gian tới. Là gia đình lao động sản xuất ở địa phương nên ông Túc được mọi người quý mến, tìm đến để học hỏi kinh nghiệm.
KIM TIỀN/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập480
  • Hôm nay61,304
  • Tháng hiện tại766,417
  • Tổng lượt truy cập90,829,810
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây