Học tập đạo đức HCM

Phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững

Thứ hai - 27/10/2014 21:36
Đến năm 2020 cả nước ta phấn đấu đạt 10.000 ngôi nhà yến với sản lượng yến sào xuất khẩu khoảng 200 tấn thành phẩm.

Các nhà khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn và thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến nhờ có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá. Phát triển quần thể chim yến tại tỉnh thành có ý nghĩa to lớn về mặt tinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh thành, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người. Ngoài ra nguồn thức ăn của chim yến là côn trùng trong thiên nhiên sẽ bảo vệ mùa màng của nông dân…

 


Hội thảo khoa học về nuôi yến, diễn ra mới đây tại Hà Nội

Theo GS. Mai Đình Yên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam, với điều kiện thuận lợi đã có của Niệt Nam, để nghề khai thác và nghề nuôi chim yến ở Việt Nam bền vững, tăng sức cạnh tranh, đuổi kịp các nước lân cận chúng ta nên xây dựng chương trình nghiên cứu - phát triển (R-D) cho nghề khai thác tổ yến tự nhiên và nghề nuôi chim lấy tổ ở Việt Nam. Đây là một chương trình dài hạn với yêu cầu là phát triển bền vững và trước mắt ở giai đoạn đầu với khoảng 3 năm với mục tiêu cụ thể: tập hợp lực lượng cán bộ khoa học các ngành liên quan; Xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, trạm trại thực hiện, đào tạo cán bộ; Xây dựng cơ sở dữ liệu, trao đổi thông tin hợp tác với các nước, phát hiện các thị trường thích hợp; Thực hiện tốt đề tài thuộc chương trình R-D này phục vụ cho các yêu cầu trước mắt.

 

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng, Tổng giám đốc Cty Yến sào Khánh Hòa chia sẻ, nghề nuôi chim yến tại Việt Nam đang phát triển nhanh. Tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh ĐBSCL là rất lớn bởi vì điều kiện tự nhiên ở đây rất thuận lợi. Hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển và năng suất nhà yến đạt hiệu quả cao. Vì thế, khả năng về kỹ thuật cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho các tỉnh thành.

 


 
Qua khảo sát của Cty Yến sào Khánh Hòa, toàn quốc có khoảng 237 hang yến lớn nhỏ, tập trung nhiều ở các địa phương như: Khánh Hòa có 169 hang, Bình Định 16 hang, Phú Yên 13 hang… Sản lượng tổ yến tại các đảo thiên nhiên ở Việt Nam khoảng 5.000kg/năm, trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa với hơn 3.200kg. Tính đến tháng 5/2014, cả nước có khoảng 2.614 nhà yến. Theo ông Lê Hữu Hoàng, tại các tỉnh thành, tiến hành quy hoạch chi tiết các tiểu vùng địa phương thuộc các xã, phường, phải được tiến hành do UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các ngành thực hiện đồng bộ vì lợi ích chung của địa phương và cộng đồng xã hội. Công tác khảo sát quy hoạch hoàn thành trong năm 2015 để xây dựng chiến lược phát triển nghề nghề nuôi nuôi chim yến giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đến năm 2020 cả nước ta phấn đấu đạt 10.000 ngôi nhà yến với sản lượng yến sào xuất khẩu khoảng 200 tấn thành phẩm, giá trị kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD/năm.

 

Chim yến là loài chim hoang dã mà con người có thể khai thác sản phẩm của quá trình sinh sản là tổ để phục vụ nhu cầu dinh dưỡng cao cấp hiện nay. Mặc dù nó là chim yến, nhưng khác với các loài chim đã được con người thuần hóa - gia cầm, là chúng ta quản lý chim trời, chim tự đi kiếm ăn, tự cân bằng sinh thái bầy đàn, và con người chỉ lo tạo nơi chim vào sinh sản, một nơi mà chim thấy phù hợp về mặt sinh thái để nhả rãi, bện tổ. Nuôi chim yến được coi là nghề “khai thác vàng trắng”. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh to lớn ấy. Nghề nuôi chim yến trong nhà đang phát triển một cách tự phát, chưa có định hướng và quy hoạch cụ thể, có thể dẫn đến rủi ro cho người nuôi, và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cộng đồng dân cư khu vực xung quanh. Vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển nghề này trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, bền vững có ý nghĩa rất thiết thực.

Các nhà khoa học cho rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường… cần định hướng, tạo điều kiện phát triển các nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân nuôi, phát triển quần đàn, quy trình khai thác, bảo quản một cách bền vững. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp nghiêm túc, hiệu quả giữa Nhà nước, các doanh nghiệp với các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu điểu học để tạo dựng, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống có giá trị kinh tế lớn của Việt Nam. Chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến, nhằm xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia “Yến sào Việt Nam”, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế./.

 
(Nguồn tin:TNVN)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập423
  • Hôm nay90,848
  • Tháng hiện tại795,961
  • Tổng lượt truy cập90,859,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây