Năm 2011, thấy hoàn cảnh khó khăn của chị Hiếu, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lộc Thuận đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho chị Hiếu vay 20 triệu đồng để có vốn làm ăn, phát triển kinh tế, thoát cảnh nghèo khó. Từ số tiền vay, chị Hiếu đã đầu tư làm chuồng và mua 2 con dê giống về nuôi. Nhờ chăm chỉ, chịu khó học hỏi về cách chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho dê nên đàn dê của gia đình chị tăng trưởng rất nhanh. Mỗi năm, dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 - 3 con. Vì vậy, từ 2 con dê giống ban đầu, đến nay, gia đình chị đã có 10 con dê giống và 6 con dê con.
Theo chị Hiếu, người nuôi dê phải biết tìm hiểu, nắm vững kỹ thuật nuôi và theo dõi quá trình phát triển của dê hàng ngày. Dê là loài tạp ăn, có thể ăn lá so đũa, cỏ voi, gòn, dâm bụp, rau muống, cây bắp và các phế phẩm nông nghiệp khác. Thức ăn cho dê phải khô ráo; vì vậy, hàng ngày khi mặt trời lên cao, cây cỏ hết ướt sương chị mới đi cắt mang về cho dê ăn. Dê ít bị dịch bệnh, chi phí thức ăn không nhiều nên hiệu quả mang lại khá cao. Để nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao, chị thường xuyên vệ sinh chuồng đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, tránh nắng nóng và ẩm ướt, chuồng làm ở độ cao 1m, trong mỗi chuồng nhốt riêng 1 con dê nái, phân và nước thải cho vào thùng rồi đem đổ vào các gốc cây, không tạo mùi hôi thối. Để dê có bộ lông mướt, ngoài các loại thức ăn hàng ngày, chị Hiếu trộn chuối với thức ăn cho dê ăn.
Một con dê đực con nuôi từ 6 đến 7 tháng, bán ra với giá trên 3 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 2,5 triệu đồng; riêng dê cái con nuôi dưỡng tốt, sau 10 tháng bắt đầu sinh sản. Hiện tại, chị Hiếu chỉ tập trung phát triển đàn dê nên chỉ xuất bán dê đực, còn dê cái để lại nhân giống. Từ năm 2011 đến nay, chị đã bán ra được 6 con dê đực, thu gần 20 triệu đồng. Dê thịt hiện có giá 150 ngàn đồng/kg, với 4 con dê đực được hơn 4 tháng tuổi thì khoảng 2 tháng nữa xuất bán sẽ có trọng lượng từ 20kg - 30kg/con. Như vậy, chị sẽ thu về hơn 15 triệu đồng. Nhờ nuôi dê, gia đình chị đã trả hết nợ vay, kinh tế gia đình đã ổn định, mua được nhiều vật dụng có giá trị trong gia đình và chăm lo các con học hành.
Thành công từ mô hình chăn nuôi dê của chị Lê Thị Hiếu tuy không lớn nhưng là kết quả của tinh thần vượt khó, chăm chỉ. Cách làm của chị được nhiều chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong xã học tập.
Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã