Theo ông Võ Thành Thống, trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thành phố Cần Thơ rất quan tâm đến việc đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư, kêu gọi nhà đầu tư cùng tham gia với thành phố Cần Thơ trong thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Hiện nay, thành phố Cần Thơ đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu như: Tăng cường liên kết với các địa phương và liên kết bốn nhà; tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể; khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp; nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả; đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất; nâng cao hiệu quả công tac khuyến nông.
Ông Võ Thành Thống chia sẻ hiện nay thành phố Cần Thơ đang thu hút đầu tư vào các dự án: Khu nông nghiệp công nghệ cao 1 với quy mô 20ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ với 244ha; Khu nông nghiệp công nghệ cao 3 với 100ha; Vùng công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung thành phố Cần Thơ có quy mô 100ha.
Huy động nguồn lực đầu tư vào các dự án nông nghiệp
Theo ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, Đắk Lắk tập trung vào ba lĩnh vực đột phá chính. Theo đó, Đắk Lắk tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết chuỗi giá trị. Cùng với đó, tỉnh hỗ trợ thành lập mới và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức hợp tác, hợp tác xã trong liên minh hợp tác xã; thu hút doanh nghiệp có tiềm lực trong và ngoài nước đầu tư và sản xuất, chế biến, bảo quản và cung cứng dịch vụ cho nông nghiệp.
Tỉnh cũng có chính sách ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản và ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế.
Theo ông Nguyễn Tuấn Hà, ngành nông nghiệp Đắk Lắk nổi bật với diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 500.000ha, trong đó có gần 40% là đất đỏ bazan, phù hợp với các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, rau củ quả, dược liệu…
Với ba tiểu vùng khí hậu và nhiệt độ trung bình khoảng 24 độ C, Đắk Lắk đặc biệt thích hợp cho từng loại cây trồng chuyên biệt như càphê. Diện tích và sản lượng cà phê của địa phương này lớn nhất Việt Nam với hơn 400 nghìn tấn/năm. Thương hiệu càphê Buôn Ma Thuột nổi tiếng đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Đối với nông nghiệp, địa phương ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng rau an toàn, hoa quả, dược liệu, phát triển gia súc gia cầm...
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Hà, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư triển khai thực hiện các ý tưởng, mục tiêu dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực chủ yếu như ứng dụng công nghệ sinh học cũng như các công nghệ khác để tạo ra giá trị gia tăng, sản xuất giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, chăn nuôi, thủy sản; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, gắn với nhu cầu thị trường và dựa trên các vùng nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn.
Hiện nay, Đắk Lắk đang ưu tiên thu hút đầu tư vào các dự án như: Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Ea K’Pam, huyện Cư M’gar; Nhà máy chế biến sâu nông sản tại Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột; Khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar.
Theo Báo KTNT.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã