Nhiều vùng nông thôn có sự cải thiện mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, điều kiện sống. Ảnh minh hoạ |
Sáng 7/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Trường Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER), Viện Khoa học Lao động và xã hội (ILSSA) đã công bố báo cáo “ Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn Việt Nam năm 2016 tại 12 tỉnh”.
Mẫu báo cáo dựa trên mẫu điều tra gồm 2.669 hộ gia đình tham gia điều tra năm 2016, tại 12 tỉnh gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hoà, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Long An…
Kết quả điều tra cho phép các chuyên gia kinh tế tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở một số vùng, về một số nhóm đối tượng bị bỏ lại phía sau; sự hưởng lợi của hộ gia đình từ sự phát triển kinh tế chung, đề xuất về nguồn lực, chính sách đối với một số vùng.
GS.Finn Tarp, Giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới nhận xét tăng trưởng kinh tế bền vững trong thập kỷ qua góp phần cải thiện đáng kể phúc lợi của người dân Việt Nam. Nhiều hộ nghèo nhận được sự hỗ trợ và dịch vụ của Chính phủ để giúp họ thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch lớn về phúc lợi và việc tiếp cận các nguồn lực giữa các nhóm dân tộc.
Nhóm nghiên cứu về đất đai ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường quyền sở hữu đối với đất đai và khuyến khích đầu tư. Đơn cử việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có tác động tích cực đến việc lựa chọn cây trồng và đầu tư trên đất.
Tiếp cận tín dụng chính thức là công cụ quan trọng giúp xoá đói, giảm nghèo. Tuy vậy, các hộ nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tín dụng.
Theo khảo sát, có khoảng trên 28% hộ gia đình có ít nhất một khoản vay, trong khi có tới hơn 71% hộ không có khoản vay nào. Trong số 768 hộ gia đình có ít nhất 1 khoản vay, có 145 hộ có khoản vay thứ 2 và 34 hộ có khoản vay thứ 3.
Ngoài ra, vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng trong việc tiếp cận tín dụng, tỷ lệ hộ có các khoản vay mà có chủ hộ không biết đọc, biết viết tăng lên. Tỷ lệ hộ thiểu số tiếp cận tín dụng tăng lên, bao gồm cả tín dụng chính thức. Nhóm hộ nghèo nhất có sự gia tăng về tiếp cận tín dụng trong khi các hộ thuộc nhóm giàu thứ hai lại giảm.
Tình trạng di cư diễn ra khá phổ biến; trong đó, có các tỉnh có nhiều hộ có người di cư là Quảng Nam, Nghệ An, Đăk Lăk, Đăk Nông… và nơi đến của họ là Hà Nội, TPHCM, Đăk Lăk. Người di cư thường là nam giới, thuộc các gia đình nghèo hơn trong cộng đồng.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các hộ gia đình ở miền núi phía Bắc như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu vẫn tiếp tục lạc hậu ở một số chỉ tiêu về phúc lợi. Nông dân ở các tỉnh phía Bắc ít theo xu hướng thương mại hơn các tỉnh phía Nam.
Để đảm bảo những thành tựu về kinh tế của Việt Nam được phân bổ đồng đều, GS.Finn Tarp cho rằng, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa việc thu hẹp khoảng cách này trong những năm tới; giải quyết những bất bình đẳng này để đảm bảo rằng nhóm hộ nghèo và dễ bị tổn thương nhất không bị bỏ lại phía sau tiếp tục là những vấn đề trọng tâm.
Theo MK/Chinhphu.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã