Sau hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục tỉnh Điện Biên, năm 2014 bà Dư Thị Nhiên (NS 1959), tổ 3, phường Him Lam, T.P Điện Biên Phủ được nghỉ chế độ hưu trí. Những tưởng cuộc sống an nhàn hưởng tuổi già, nhưng bà Nhiên lại sắn tay vào làm nông nghiệp, trồng chè. Quanh năm, suốt tháng bà lên đồi hái lá chè tươi bán đổ cho các chợ, nhà hàng mà rủng rỉnh tiền tiêu, lãi gần 250 triệu/năm.
Thuộc trung tâm T.P Điện Biên phủ nhưng ít ai nghĩ có khu vườn rừng rộng tới 10ha, được bao phủ bởi bạt ngàn những cây gỗ lớn, cây ăn quả và chè xanh như hộ bà Nhiên.
Buổi chiều vợ chồng bà Nhiên cắt 2 tạ lá chè tươi bó thành từng bó nhỏ đổ buôn cho thương lái và các nhà hàng trong thánh phố, giá đổ 5.000/bó |
Vườn chè của bà Nhiên được trồng xen kẽ với các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ. Do chất đất màu mỡ nên những cây chè trồng xen với các loại cây khác nhưng vẫn rất xanh tốt, thân cao gấp rưỡi đầu người. Hiện chỉ có 2 vợ chồng bà Nhiên và cậu con trai út là chuyên tâm làm vườn nhưng cũng không xuể, mỗi tháng bà phải thuê thêm 5 lao động địa phương đến làm cỏ giúp.
Bà Nhiên kể lại :“Nhiều khách mua lá chè nhà tôi về uống đánh giá, nước chè vừa xanh vừa mát, uống không hề có vị chát. Mỗi ngày tầm 4 giời chiều, hai vợ chồng tôi lên đồi cắt 2 tạ lá, bó thành từng bó nhỏ, đổ buôn cho các chợ lớn, nhà hàng là có tiền tươi từ 500-700 nghìn đồng. Dẫu cắt bán liên tục nhưng do diện tích lớn nên có những đám tôi cắt hái đầu năm rồi bỏ bẵng sang năm sau mới quay lại hái được. Biết là lãng phí nhưng do thiếu nhân lực ít, cộng với lượng tiêu thụ chè xanh ở khu vực T.P Điện Biên Phủ chậm, một ngày chỉ khoảng 2 tạ nên gia đình đang tính đi hỏi thêm thị truờng các huyện và một số tỉnh khác nhà máy chế biến trà xanh”.
Cả rừng chè rộng 10ha sinh trưởng phát triển tự nhiên như cây rừng, chưa bao giờ bà Nhiên sử dụng thuốc trừ sâu phun cho cây chè. |
“Tôi không bao giờ sử dụng đến thuốc trừ sâu, cây chè cứ sinh trưởng phát triển tự nhiên như cây rừng vậy, mỗi năm bón phân NPK 1 lần. Còn nếu chè bị quá lứa, lá có giá thì khách hàng lại càng thích vì khi đó nước chè có vị đậm đà, thơm ngon hơn khi thưởng thức” bà Nhiên nói.
Theo bà Nhiên chia sẻ, lá chè tươi càng già càng dễ bán, vì khách hãm nước sẽ được màu trà tươi xanh, vị đậm đà. |
Theo đánh giá của ông Lò Văn Hoàn, Chủ tịch Hội nông dân phường Him Lam, đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả khá ở địa phương, sản phẩm sạch tự nhiên và rất có triển vọng. Xu hướng người tiêu dùng hiện nay thiên về lựa chọn sản phẩm xanh, sử dụng được ngay, càng ít công đoạn chế biến, bảo quản càng tốt. So với trồng chè làm thành phẩm khô thì trồng chè thu lá tươi luôn cho thu nhập ổn định hơn, giá thành ít bị biến động, không phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường như các mặt hàng nông sản sản khác. Nếu cắt 1 kg cả cành và lá giá bán là 5.000 đồng/bó, hoặc nếu bứt toàn lá bán, giá 20.000 đồng/kg.
Thời gian tới bà Nhiên mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lá chè xanh sạch, an toàn, đến được nhiều người tiêu dùng. |
Cũng theo ông Hoan nhận định, hiện nay nguồn nguyên liệu chè tươi của hộ bà Dư Thị Nhiên tương đối dồi dào, nhưng lượng tiêu thụ còn manh mún, nhỏ lẻ. Thời gian tới Hội sẽ có hướng hỗ trợ gia đình hội viên liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ đi các huyện, đồng thời giới thiệu đến các cơ sở sản xuất trà xanh ngoài tỉnh để thúc đẩy hơn nữa sản lượng tiêu thụ và nâng giá trị sản phẩm chè xanh của địa phương./.
https://vov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã