Thu nhập cao
Tham gia mô hình có 20 hộ với tổng diện tích 15.000m2. Các hộ tham gia được Trung tâm Chuyển giao công nghệ - Hỗ trợ nông dân (thuộc Hội ND tỉnh) chuyển giao kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón, vật tư. Để có thể nhân rộng mô hình, khi tổ chức tập huấn, ngoài các hộ thuộc dự án, nông dân trong xã và các xã lân cận có điều kiện và nhu cầu trồng dưa cũng được tiếp thu kỹ thuật canh tác. Sau 3 tháng triển khai, dưa dê đạt năng suất 2,1- 2,4 tấn/sào (500m2), chất lượng thơm ngon, ngọt đậm, quả to đều. Với giá thu mua của doanh nghiệp tại ruộng là 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 6-7 triệu đồng/sào.
Đoàn cán bộ Hội ND tỉnh Thanh Hóa đánh giá mô hình trồng dưa lê thơm cao cấp ở xã Quảng Lợi (Quảng Xương). Ảnh: Hồng Đức
Hiện nay, Hội ND tỉnh Thanh Hóa mới kết nối được với một vài doanh nghiệp thu mua dưa lê thơm cho các hộ tham gia mô hình. Về lâu dài, rất cần sự “góp sức” của các cấp chính quyền địa phương để cùng lo khâu tiêu thụ sản phẩm cho bà con”. Bà Hà Thị Lan Hương
|
Ông Lê Duy Hùng, xã Quảng Lợi chia sẻ: “Gia đình tôi trồng 2 sào dưa lê thơm. Hôm đánh giá tổng kết mô hình có rất đông người đến mua vì chất lượng dưa hơn hẳn các loại dưa truyền thống trước đây đã trồng ở địa phương. Sau khi thu hoạch, hạch toán chi li, dưa lê thơm cho lãi gấp cả chục lần so với trồng lúa...”.
Băn khoăn thị trường lâu dài
Hộ bà Cao Thị Lan, xã Quảng Lợi cũng trồng 3 sào dưa lê thơm cho năng suất khá cao. Tuy phấn khởi, nhưng bà Lan không giấu vẻ băn khoăn: “Đây là vụ đầu tiên nên sản lượng dưa lê thơm có hạn. Hơn nữa, trong quá trình canh tác, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, bà con làm đúng quy trình nên chất lượng đảm bảo. Sau này, nếu diện tích trồng dưa này tăng lên nhiều lần, lúc đó đầu ra cho sản phẩm sẽ như thế nào?”.
Tương tự, ông Lê Ngọc ánh - Chủ tịch Hội ND xã Quảng Lĩnh cũng bày tỏ: “Đầu ra cho dưa lê thơm vẫn là khâu bà con quan tâm nhất. Thói quen sản xuất tự phát của bà con dễ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, khi đó các công ty có thể ép giá nông dân…”.
Bà Hà Thị Lan Hương - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thanh Hóa, cho biết: “Sau khi tổng kết, đánh giá mô hình cho thấy, dưa lê thơm là loại cây trồng cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, những băn khoăn của cán bộ, hội viên về vấn đề tiêu thụ khi đã sản xuất đại trà cũng là điều Hội ND tỉnh đang trăn trở…”.
Bà Hà Thị Lan Hương cho rằng, để mô hình phát triển, nhân rộng có hiệu quả, rất cần có sự kết hợp hài hòa giữa nhà quản lý trong khâu quy hoạch sản xuất, định hướng đảm bảo ổn định diện tích. Các địa phương khi mở rộng diện tích trồng dưa cần thăm dò thị trường, đồng thời ký kết tiêu thụ sản phẩm ổn định với các nhà phân phối, bán lẻ và các hệ thống siêu thị...
Đối với công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khi nhân rộng rất cần mạng lưới cán bộ hội cơ sở có đủ khả năng để hỗ trợ kịp thời trong các khâu sản xuất và kiểm soát cách dùng, liều lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có thời gian cách ly an toàn cho sản phẩm trước khi thu hoạch. Đối với người dân cần tuân thủ quy định của địa phương về quy hoạch, áp dụng đúng kỹ thuật, đủ các quy trình chăm sóc cây dưa thơm để đảm bảo chất lượng, số lượng và an toàn cho người sử dụng.
“Mô hình trồng dưa lê thơm ở Quảng Lợi đã cho kết quả cao, tạo đà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình, các địa phương cũng cần tìm kiếm các nhà tiêu thụ hàng hóa cho bà con”- bà Hà Thị Lan Hương chia sẻ.
Tác giả: Hồng Đức
Nguồn: Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã