Nhờ được đầu tư con đường mà người dân bản ngàn Mèo Dưới đi lại thuận tiện, kinh tế cũng phát triển hơn.
Có mặt tại bản Ngàn Mèo Dưới, xã Lục Hồn huyện Bình Liêu, ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi tới là những con đường liên thôn, nội bản được bê tông hoá phẳng lì thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển nông sản của bà con.
Anh Vi Văn Thắng, bản Ngàn Mèo Dưới, xã Lục Hồn, phấn khởi nói: “Để có con đường bê tông rộng rãi như ngày hôm nay, tất cả các hộ gia đình chúng tôi ở đây đều đồng lòng hiến đất, hiến cây, góp công, góp sức làm đường”. Từ thuận lợi về đường xá, gia đình anh Thắng đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất ruộng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả. Đến nay, gia đình anh có trên 200 cây ổi Đài Loan, 200 con gà thịt, 3 ha chuối, gần 2 ha hồi, sở, trên 50 cây cam,... Tất cả các loại cây trồng, vật nuôi nhà anh sau khi trừ chi phí đem lại thu nhập cho gia đình khoảng trên 100 triệu đồng/năm.
Trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, Lục Hồn xác định tiêu chí quan trọng nhất đối với xã vùng cao là nâng cao thu nhập cho từng hộ dân, xã Lục Hồn đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mở rộng phát triển các mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại theo hướng sản xuất, chăn nuôi hàng hóa góp phần tăng thu nhập cho đồng bào.
Từ nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, nhiều hộ dân ở bản Ngàn Mèo Dưới, xã Lục Hồn đã phát triển với quy mô lớn.
Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế, Lục Hồn đã rất chú trọng công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phong trào thi đua vệ sinh thôn xóm, xây dựng lối sống văn hoá ở thôn, làng; tạo môi trường xanh, sạch đẹp tại nơi sinh hoạt và nơi ở của mình được triển khai mạnh mẽ; hàng tháng hội phụ nữ và đoàn thanh niên đều tổ chức quét dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm.
Để phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, xã Lục Hồn đã tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, từng hộ; tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Cùng với việc lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, huyện, xã ưu tiên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng và hỗ trợ các mô hình phát triển kinh tế; đồng thời huy động nhiều nguồn lực trong nhân dân, doanh nghiệp như hiến đất làm đường giao thông, đóng góp công sức, tiền của xây dựng công trình phúc lợi xã hội...
Mô hình trồng ổi Đài Loan của hộ gia đình anh Thắng đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình.
Để vùng cao Bình Liêu thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM, thời gian tới huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hóa; xây dựng cơ sở hạ tầng có trọng điểm theo quy hoạch; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình làm đường giao thông nông thôn; chú trọng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân ở tuyến cơ sở; thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thay đổi tập quán, tư duy, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Theo La Lành - Hoàng Gái/Báo TTV.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố