Học tập đạo đức HCM

Anh Nguyễn Văn Chào - Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở vùng biên

Thứ bảy - 26/06/2021 04:49
Với tư duy tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp và sự nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh, anh Nguyễn Văn Chào (SN 1974) - hội viên Chi hội Nông dân (ND) ấp Thị, xã Thông Bình, huyện Tân Hồng đã thành công với mô hình nuôi trùn quế. Kinh tế gia đình phát triển, anh Chào đã thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trùn quế thương phẩm, sản xuất phân hữu cơ.

Đến ấp Thị, nhiều người khá bất ngờ khi nhìn thấy khu vực nuôi trùn quế rộng thênh thang, được đầu tư bài bản của anh Nguyễn Văn Chào. Theo anh Chào, năm 2015, anh nuôi bò sinh sản và nuôi bò vỗ béo, lúc nhiều nhất lên đến khoảng 100 con. Do số lượng bò nuôi nhiều nên phân bò thải ra cũng không ít. Từ đó, anh tìm tòi, học hỏi và quyết định đầu tư nuôi trùn quế với diện tích 500m2. “Ban đầu, đối với tôi, việc nuôi trùn quế gặp nhiều khó khăn. Chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên nhiều lần thất bại khi trùn chết đến 90%. Nhưng tôi không bỏ cuộc mà quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu rồi rút ra được giải pháp hiệu quả để kiểm soát nhiệt độ trại nuôi và xử lý những độc tố trong nguồn thức ăn của trùn quế. Nhờ vậy, dần dần, trùn nuôi đạt chất lượng, sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế” - anh Chào chia sẻ.

Từ suy nghĩ sản xuất nông nghiệp sạch, theo hướng hữu cơ là xu thế hiện nay, thị thường sẽ có nhu cầu về phân hữu cơ, đồng thời để tận dụng điều kiện thuận lợi của địa phương như nhân công lao động, nguồn thức ăn cho trùn quế..., năm 2018, anh Nguyễn Văn Chào thành lập Công ty TNHH MTV Thành Chào. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nuôi trùn quế thương phẩm và sản xuất phân hữu cơ. Từ 3 trại (12 chuồng) nuôi trùn quế vào năm 2018, đến nay, anh Chào đã đầu tư thêm, tăng lên 18 trại (72 chuồng), tổng diện tích 3,5ha. Mỗi tháng, công ty xuất bán ra thị trường khoảng 1 tấn trùn thương phẩm; từ 40 - 50 tấn phân hữu cơ. Tận dụng các sản phẩm từ trùn quế, anh Chào kết hợp nuôi nhiều loại con như gà, vịt, cá, lươn, ba ba... Anh Chào cho hay: “Mô hình nuôi trùn quế thương phẩm và sản xuất phân hữu cơ kết hợp chăn nuôi giúp tôi có lợi nhuận trung bình khoảng 300 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thu nhập có phần giảm đôi chút”.

Mỗi ngày, công ty của anh Chào thu mua trên 5 tấn phân bò tươi của người dân ở trong và ngoài xã để làm thức ăn cho trùn, góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vẻ mỹ quan do người dân phơi phân bò. Công ty TNHH MTV Thành Chào tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động và khoảng 10 - 15 lao động làm việc thời vụ với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh Chào đã liên kết với một số hộ ND nuôi trùn quế, giúp bà con xây dựng mô hình kinh tế nông hộ. Công ty cung cấp con giống, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và bao tiêu trùn thương phẩm, phân trùn thô cho ND. Hiện, anh Chào liên kết với ND sản xuất lúa theo hướng hữu cơ được 20ha. ND trồng lúa áp dụng quy trình sản xuất theo hướng dẫn của công ty, được cung ứng phân hữu cơ, hỗ trợ khoa học kỹ thuật... và bao tiêu lúa.

Cùng với sản xuất, kinh doanh, anh Chào còn đóng góp trung bình mỗi năm khoảng 10 triệu đồng cho hoạt động an sinh xã hội của xã. Anh thường đến thăm và tặng quà cho nhiều cụ già neo đơn, không nơi nương tựa ở địa phương. Đồng chí Nguyễn Văn Cọp - Chủ tịch UBND xã Thông Bình cho biết: “Anh Nguyễn Văn Chào rất linh hoạt, nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh. Anh đầu tư nuôi trùn quế với quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Đồng thời qua việc thu mua phân bò làm thức ăn cho trùn quế, anh Chào giúp người nuôi bò có thêm thu nhập; góp phần giải quyết tình trạng người dân phơi phân bò trên đường giao thông”. Anh Nguyễn Văn Chào đạt danh hiệu ND sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Với những thành tích trong sản xuất, kinh doanh, tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, anh Chào đã được UBND huyện Tân Hồng và Ban Chấp hành Hội ND tỉnh khen thưởng. Gần đây, anh Nguyễn Văn Chào vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2016 - 2021./.

Theo Báo Đồng Tháp Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập112
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm109
  • Hôm nay14,364
  • Tháng hiện tại281,928
  • Tổng lượt truy cập90,345,321
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây