Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp Khánh Hòa phải phát triển theo hướng thông minh đặc hữu

Thứ tư - 15/07/2020 06:38
Đó là gợi ý của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho tỉnh Khánh Hòa về chiến lược phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: KS

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: KS

Sáng 15/7, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã làm việc UBND tỉnh Khánh Hòa về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Đặt mục tiêu phát triển ngành đến 2025

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác Bộ NN-PTNT ngày 15/7, ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết, mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn đến năm 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân 2%/năm.

Để đạt mục tiêu trên, tỉnh đã định hướng trọng tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới phát triển nuôi trồng hải sản trên biển.

Theo đó, tôm hùm sẽ là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh. Hiện tổng số lồng nuôi đã lên đến 54.256 lồng, sản lượng 1.300 tấn. Bên cạnh đó, các loài cá biển như chẽm, mú, bớp, chim cũng được nuôi nhiều tại các đầm, vịnh, với khoảng 10.000 lồng, sản lượng 4.000 tấn.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham quan nhà máy chế biến nguyên liệu yến sào ở Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tham quan nhà máy chế biến nguyên liệu yến sào ở Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Tuy nhiên hạn chế hiện nay, ngư dân nuôi biển chủ yếu theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, lồng nuôi bằng vật liệu gỗ nên không chịu được sóng gió lớn. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh khuyến khích và định hướng ngư dân phát triển nuôi biển công nghiệp, áp dụng lồng nuôi bằng vật liệu mới, công nghệ, quy trình mới để phát triển bền vững.

Đồng thời tỉnh tiếp tục hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát triển hợp tác liên kết xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh chuyển đổi 3.000 ha đất lúa kém hiệu quả, không chủ động nước tưới sang cây trồng khác, trong đó 2.000 ha chuyển sang trồng cây hàng năm, 1.000 ha chuyển sang cây lâu năm; chuyển 5.000 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang cây ăn quả, cây hàng năm, cây lâu năm. Giữ ổn định thâm canh 17.000 ha lúa nước, trong đó 5.000 ha lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ; 10.000 ha xoài, mở rộng diện tích trồng xây có múi, cây sầu riêng ở những vùng có điều kiện.

Trong lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh phát triển đàn lợn theo phương thức tập trung, công nghiệp theo hình thức trang trại gắn với an toàn dịch bệnh; duy trì phát triển ổn định đàn lợn đến năm 2025 đạt 400 nghìn con, đến năm 2030 trên 450 nghìn con.

Khuyến khích phát triển nuôi bò thịt theo hình thức trang trại, gia trại gắn với phát triển đồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn. Sau 2025, đàn bò lai đạt trên 80%. Dự kiến đến giai đoạn 2025-2030 tổng đàn bò đạt 100 nghìn con; đàn gà từ 3,5-4 triệu con.

Đối với xây dựng NTM, tỉnh phấn đấu ít nhất 80 số xã đạt chuẩn; không còn xã dưới 15 tiêu chí; tỷ lệ dân cư nông thôn dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%, tỷ lệ che phủ rừng 46,5%.

Chưa tương xứng tiềm năng, cần đi hướng nông nghiệp đặc hữu thông minh

Qua báo cáo và theo dõi những năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá, nông nghiệp Khánh Hòa bước đầu đã hình thành một số sản phẩm nông nghiệp có quy mô hàng hóa. Ví dụ như 8.500 ha xoài ở Cam Lâm, Cam Ranh và một số cây ăn quả khác như hơn 2.000 ha sầu riêng và bưởi da xanh.

Hiện nay nhu cầu nguồn nước ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: KS.

Hiện nay nhu cầu nguồn nước ở Khánh Hòa là rất lớn. Ảnh: KS.

Đặc biệt, khai thác kinh tế hải sản đúng là một thế mạnh của Khánh Hòa, với 3 trụ cột, rất điển hình.

Một là, khai thác hải sản với sản lượng lớn trong vùng.

Hai là, nuôi biển đã trở thành thương hiệu, với 54.000 lồng nuôi tôm hùm và hàng loạt một số đối tượng nuôi khác, áp dụng công nghệ nuôi mới.

Ba là, công nghiệp chế biến thủy sản rất phát triển, đặc biệt nhóm ngành hàng cá ngừ. Khánh Hòa có được nhiều doanh nghiệp dựng cột và là nấng cốt rất tốt, kể cả công nghệ, quy mô và dòng sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Về lâm nghiệp dù hoàn cảnh về điều kiện rất khô, địa hình dốc, đất sỏi đá, nhưng tỉnh vẫn giữ được hệ số che phủ rừng 46% là rất tốt…

Tuy nhiên nhìn tổng thể phát triển, Bộ trưởng cho rằng, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh là rất lớn, có nhiều đầm, vịnh, bờ biển…nhưng phát triển còn dưới tiềm năng. Tuy lĩnh vực nông nghiệp có chuyển nhưng nhìn chung chưa đạt được mục tiêu cuối cùng hướng tới đó là một nền nông nghiệp đặc hữu.

“Một tỉnh có lợi thế đặc biệt dịch vụ du lịch và một nơi khô hạn như thế, mà vẫn còn sản xuất 22.000 ha mía, 20.000 ha lúa. Rõ ràng đây là câu chuyện chúng ta chưa đẩy mạnh việc chuyển đổi, mặc dù đã có 8.000 ha xoài, hơn 2.000 ha sầu riêng và gần 2.000 ha bưởi da xanh, nhưng con số đó còn chưa nhiều. Còn thủy sản chúng ta nói là lợi thế mạnh, nhưng 54.000 lồng nuôi tôm hùm đó là cái được nhưng mà cái không được là ô nhiễm và nguy cơ rủi ro, dịch bệnh…”, Bộ trưởng nói, nông nghiệp Khánh Hòa đã chuyển nhưng chưa tiệm cận đường đến một nền nông nghiệp phản ánh đúng lợi thế, đặc hữu, biến nguy thành cơ.

Về xây dựng NTM, Bộ trưởng cũng cho rằng, tỉnh có đầy tiềm năng nhưng bây giờ chỉ đạt 52% xã NTM, trong khi toàn quốc bình quân là 60%. Do đó, tỉnh phải nhìn thẳng để có hành động và trách nhiệm phát triển đúng lợi thế và thúc đẩy thật nhanh.

Căn cứ vào tài nguyên, địa hình, văn hóa, truyền thống và căn cứ lợi thế rất đắc địa về địa kinh tế, Bộ trưởng gợi ý phải chăng dịch vụ du lịch là một trụ cột lớn nhất, bền vững trong chiến lược lâu dài của tỉnh. Tuy nhiên địa phương phải xác định lĩnh vực này mang tầm cỡ quốc tế để chúng ta có tham vọng.

Bên cạnh đó lĩnh vực công nghiệp, ngoài đóng tàu, tỉnh cần phát triển loại hình công nghiệp logistic để phục vụ cho kinh tế biển. Đặc biệt công nghiệp chế biến hải sản hết sức chú ý vì chúng ta có lợi thế đặc biệt. Ngoài ra, cũng cần chú ý tiềm năng lượng sạch, vì nơi đây có lợi thế 310 ngày nắng. Hơn nữa xu hướng rồi đây con người sẽ chỉ sử dụng năng lượng sạch, chứ không ai sử dụng năng lượng hóa thạch.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng gợi ý nông nghiệp Khánh Hòa phải phát triển theo hướng một nền nông nghiệp thông minh đặc hữu. Mà nền nông nghiệp thông minh đặc hữu là làm sao biến cái hạn chế thành lợi thế. 

Các kiến nghị của Khánh Hòa được giải đáp

Tại buổi làm việc, các kiến nghị của tỉnh đã được từng thành viên trong Đoàn công tác Bộ NN-PTNT phụ trách lĩnh vực ghi nhận và giải quyết.

Trong đó, đối với hỗ trợ ngư dân ứng dụng công nghệ cao, sử dụng vật liệu mới làm lồng bè nuôi hải sản trên biển, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, hoàn toàn khả thi vì theo NĐ 67 sửa đổi sẽ giải quyết được vấn đề này. Đồng thời, các đơn vị trong ngành sẽ hỗ trợ cho tỉnh để có định hướng chiến lược phát triển nuôi biển.

Đối với kiến nghị nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Cam Ranh, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đồng tình với tỉnh. Cũng như đồng tỉnh với tỉnh về việc nghiên cứu xây dựng quy trình liên hồ chứa phục vụ nguồn nước phía Nam Khánh Hòa...

Về kiến nghị đầu tư hồ chứa Đồng Điền, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN-PTNT sẽ bàn lại với tỉnh có nên xây hay không vì kinh phí đầu tư là rất lớn khoảng 10.000 tỷ. Tuy nhiên, trước mắt chưa làm được hồ này có thể tính toán đưa nước từ hồ Sông Chò về để cung cấp cho cánh phía Bắc. Cũng như nghiên cứu nâng cấp hồ Đá Bàn lên 97 triệu m3 để đưa về khu vực này…

Theo Kim Sơ - Minh Hậu/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm137
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại884,048
  • Tổng lượt truy cập90,947,441
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây