Học tập đạo đức HCM

52 Nâng cao chất lượng bò thịt từ giống

Thứ ba - 11/07/2017 23:15
Trong sản xuất hàng hóa, muốn phát triển bền vững, trước hết phải nâng cao chất lượng con giống, ngành chăn nuôi bò thịt cũng vậy.

Cải thiện con giống

Nhiều địa phương trên cả nước có tiềm năng chăn nuôi bò thịt, việc cải tiến giống được đẩy mạnh trong những năm qua. Ðơn cử như TP Hà Nội, từ năm 2010 đến nay, đã triển khai nhiều chương trình lai tạo, nâng cao chất lượng giống bò. Thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, tầm vóc, tỷ lệ thịt xẻ và chất lượng thịt của đàn bò đã được nâng lên đáng kể; Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho bò tăng mạnh, từ 24% năm 2010 lên 61% năm 2016, qua đó giúp đàn bò lai đạt trên 90%, bò cóc chỉ còn dưới 10%. 

chăn nuôi bò đức thủyĐể nuôi bò thịt hiệu quả cao, cần đặc biệt chú ý đến thức ăn  ảnh: CTV

  

Những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt trong nông hộ” trên địa bàn một số tỉnh (Thái Nguyên, Tuyên Quang…). Dự án sử dụng tinh bò đực thuộc nhóm Zebu, Droughtmaste và BBB với quy mô 3.000 bò cái. Giống bò cái nền để lựa chọn thụ tinh nhân tạo có trọng lượng bình quân 230,9 kg/con và đã tạo ra khoảng 2.000 con bê lai, trọng lượng bê sơ sinh trung bình đạt 23,54 kg/con, mỗi bò lai có giá trị cao hơn bò nội khoảng 3 triệu đồng/con. Qua so sánh khả năng tăng trọng của đàn bò trong mô hình so với đàn bò cùng thời điểm, cho thấy bò trong mô hình có khả năng tăng trọng cao hơn 332,33 g/con/ngày. Hiệu quả từ mô hình bò vỗ béo cũng cho thu nhập cao hơn so với ngoài mô hình 3,5 - 5 triệu đồng/con. 

  

Chất lượng tiên quyết

Ông Hà Minh Tuân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương cho biết, việc tạo giống bò thịt của Việt Nam vẫn còn hạn chế. Việt Nam hiện chưa có giống bò lai hướng thịt nào được cố định về di truyền giống và được công nhận là giống mới. Thêm nữa, lại chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nào về đánh giá, bình tuyển bò lai hướng thịt. Việc ghi chép số liệu, quản lý giống còn thiếu khoa học, không xác định được bò thịt lai bao nhiêu giống và bao nhiêu máu, do vậy chưa tạo được đàn bò thịt hạt nhân làm giống. Ngoài việc tiếp tục hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo cho bò thịt, sử dụng tinh ngoại chất lượng cao, chọn bò cái tốt làm giống sinh sản, cần tiếp tục triển khai các dự án nhằm giúp người chăn nuôi chủ động trong phát triển giống. 

Trong các dự án phát triển bò thịt đã thực hiện, Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai giống bò BBB trên nền bò lai Sind tạo đàn bò lai F1” được đánh giá là bước đột phá ở Thủ đô. Thông qua Dự án, bước đầu xuất hiện những trang trại thu gom bê giống F1 BBB với số lượng lớn để vỗ béo đến giết thịt, đây là tiền đề để đưa chăn nuôi bò thịt trở thành ngành sản xuất hàng hóa trọng điểm. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Giám đốc Công ty CP Giống gia súc Hà Nội cho rằng, để chăn chuôi bò thịt phát triển thành một ngành nghề ổn định, bền vững, hiệu quả, trước hết cần phải chủ động sản xuất các loại tinh bò thịt cao sản. “Theo tính toán của chúng tôi, riêng TP Hà Nội nếu tự sản xuất được tinh bò BBB thì giá thành chỉ 120.000 - 150.000 đồng/ liều, chỉ bằng 30 - 40% giá nhập ngoại. Với mức giá trên, khi hết Dự án, nếu thành phố không còn hỗ trợ, người chăn nuôi vẫn dễ dàng tiếp cận”, ông Hải cho biết thêm. 

Còn theo bà Nguyễn Thị Hải, Trưởng phòng Chăn nuôi và Thú y (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia): Trong chăn nuôi, chất lượng gen là yếu tố quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, cần có một quá trình chăm sóc vỗ béo theo đúng kỹ thuật mới có thể cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Do đó, khi triển khai Dự án vỗ béo cho đàn bò, cán bộ kỹ thuật đã đến khảo sát từng hộ, đo khối lượng, xác định độ tuổi bò, giống từ đó phân loại. Ðối với vỗ béo bò thịt, Dự án đã lựa chọn được 1.074 con. Trong suốt thời gian vỗ béo, bà con chăn nuôi được hướng dẫn 6 công thức phối trộn thức ăn vỗ béo cho bò, tận dụng được các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương, đồng thời được hướng dẫn đo khối lượng hàng tháng để theo dõi mức tăng trọng của bò. 

Vì vậy, cải tạo giống là nâng cao chất lượng đàn bò từ gốc, từ bên trong, phục vụ mục tiêu lâu dài. Nếu có cách làm hay, hướng đi đúng, chắc chắn thị trường nội địa sẽ được giữ vững, và quan trọng nhất là làm lợi cho người chăn nuôi, góp phần ổn định cuộc sống.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay56,036
  • Tháng hiện tại761,149
  • Tổng lượt truy cập90,824,542
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây