Năm 2007, gia đình ông Lê Thân ở thôn Đồng Lạc, xã Tân Nghĩa đã được ngành nông nghiệp huyện đầu tư xây dựng vườn nhân chồi trên diện tích 1.000 m2. Sau khi thực hiện mô hình và được hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo, chăm sóc…, ông Lê Thân đã cải tạo hơn 2 ha cà phê già cỗi của gia đình.
Ông Nguyễn Văn Chu là một trong những hộ dân đi đầu tái canh cà phê sau đó trồng xen cây tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Ảnh: N.Brừm.
Ông Lê Thân cho biết: “Từ nhiều năm nay, việc cung cấp giống cà phê cao sản chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bà con nông dân nói chung. Tôi nhận thấy giống cà phê này năng suất cao hơn so với loại giống cà phê thường, đã và đang được bà con nông dân trong huyện trồng khá nhiều. Cây phát triển nhanh và khỏe, chiều cao, cành và trái đều vượt trội so với những giống cà phê cũ. Sau vài năm chuyển đổi bằng hình thức ghép chồi thì năng suất tăng khoảng 30% so với trước”.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Chu ở thôn Tân Nghĩa có hơn 3 ha cà phê. Năm 2009 ông đã mạnh dạn tái canh 1,1 ha cà phê già cỗi. Và ngay trong vụ thu bói đã đạt hơn 2 tấn nhân. Những năm sau đó năng suất luôn ổn định và bình quân đạt hơn 5 tấn nhân/ha. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích, ông Chu còn trồng xen 1.100 gốc hồ tiêu, trong đó đã có 800 gốc cho thu hoạch ổn định.
“Vì đã có dự tính trồng xen cây hồ tiêu, nên tôi trồng cà phê hàng cách hàng 3,5 x 3,5 m, cây cách cây 3 x 3 m. Ngoài việc tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê thông thoáng, tôi luôn chú trọng đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là trong khâu đầu tư chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh gây hại cho cà phê và hồ tiêu nên năng suất đạt khá cao. Năm 2016, tổng sản lượng cà phê của gia đình đạt 12 tấn nhân (riêng 2 ha cà phê giống cũ đạt 7 tấn) và 4,5 tấn hạt hồ tiêu. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu được khoảng 800 triệu đồng - ông Nguyễn Văn Chu chia sẻ.
Theo UBND xã Tân Nghĩa: Thời gian qua, các cấp, ngành chuyên môn của huyện và xã đã tuyên truyền, vận động bà con nông dân nên sử dụng cà phê giống mới cho năng suất cao vào sản xuất. Vì vậy, nhiều diện tích cà phê ở địa phương đã cải thiện đáng kể cả về chất lượng lẫn năng suất.
Ông Lê Ngọc Chánh, Chủ tịch UBND xã Tân Nghĩa đánh giá: “Toàn xã hiện có 2.117 ha cà phê, trong đó số diện tích trồng tái canh và ghép chồi là 859,8 ha. Ngoài việc thực hiện chương trình tái canh, ghép cải tạo cà phê giống mới, nhiều hộ dân còn chú trọng xen canh trên 190 ha các loại cây trồng có giá trị kinh tế, như hồ tiêu, bơ, mắc ca, sầu riêng, dâu tằm và chanh dây, một số cây đã cho thu hoạch ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thêm thu nhập trên một đơn vị diện tích”.
Từ sự tái canh cà phê và trồng xen các loại cây khác không chỉ giúp các nông hộ thoát nghèo bền vững mà còn nâng cao chất lượng vườn cây, góp phần thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã