Học tập đạo đức HCM

Bí đỏ dễ trồng, không kén đất

Thứ hai - 12/11/2012 19:59
Bí đỏ thích nghi rộng với điều kiện vùng nhiệt đới, có thể trồng ở đồng bằng cho đến cao nguyên 1.500m.

 

Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 18 - 27 độ C. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và quả non.

Có nhiều giống bí đỏ, trong đó có 2 loại được ưa chuộng nhất là bí Vàm Răng và bí quả dài. Giống bí Vàm Răng có quả tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5kg, quả già màu vàng, vỏ hai da, thịt dày, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon. Còn bí quả dài có hình bầu dục dài, nặng 1 - 2kg, vỏ vàng xanh hay vàng, thịt mỏng, màu vàng tươi đến vàng cam, ít dẻo, ngon ngọt.

 

Bí đỏ trồng được quanh năm, tùy theo điều kiện đất và nước từng nơi mà bố trí trong mùa khô hay mùa mưa. Mùa khô gieo tháng 11 - 1 dương lịch, thu hoạch tháng 3 - 4; mùa mưa gieo tháng 5 - 6, thu hoạch tháng 8 - 9 dương lịch.

Bí đỏ dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên đất bờ hoặc đất ruộng sau mùa lúa, nhưng tốt nhất là đất mới khai phá. Đất được cuốc lên líp đôi, khoảng cách giữa 2 tim mương 5 - 6m, mương rộng 0,4 - 0,6m, mặt luống rộng 0,7m, cao 0,2 - 0,3m, khoảng cách cây trên luống 0,5 - 0,7m, mật độ 5.500 - 7.500 cây/ha. Hạt gieo thẳng hoặc gieo trong bầu, thường ngâm ủ cho nảy mầm trước khi gieo. Lượng giống gieo 1 - 1,5kg/ha tùy giống. Cây con đem trồng có 1 - 2 lá nhám.

Lượng phân bón cho 1ha bí đỏ gồm N: từ 230 - 250kg, P2O5: 150 - 200kg, K2O: 90 - 100kg. Ngoài lượng phân trên có thể phun phân qua lá định kỳ 7 - 10 ngày/lần như Bayfolan, HVP, Komix, Bioted... để giúp cây khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, cho quả tốt. Phải cung cấp đầy đủ nước cho bí trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa và thoát nước tốt trong mùa mưa không để rễ cây bị úng. Khi dây bí dài 1m, lấy đất đắp đoạn thân giúp cây phát triển rễ phụ tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn. Bí có khả năng đâm nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên chừa 2 - 4 nhánh tốt nhất hoặc dây chính và 1,2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông thoáng ong bướm dễ tìm hoa hút nhụy, tăng tỷ lệ đậu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập75
  • Hôm nay18,234
  • Tháng hiện tại72,992
  • Tổng lượt truy cập101,832,535
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây