Học tập đạo đức HCM

Nên cơ nghiệp từ nuôi ếch lồng

Thứ tư - 07/11/2012 08:56
Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Năm 2006, sau khi ông Trực được tập huấn nuôi ếch lồng, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh triển khai thí điểm mô hình nuôi ếch thịt trong lồng lưới tại nhà ông với 2.400 con giống và 10 cặp ếch bố mẹ. Năm 2007, ông mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để xây dựng cơ sở và mua ếch giống về nuôi với quy mô lớn.

Trung bình mỗi năm ông Trực thu lãi 100 triệu đồng từ nuôi ếch.

Ông Trực cho biết, với diện tích lồng lưới 10m2, nuôi được 1.000 con ếch giống. Ưu điểm nuôi ếch trong lồng lưới là không phải thay nước, chất thải trực tiếp để cho cá trong hồ ăn, đảm bảo vệ sinh môi trường, chống được dịch bệnh và thất thoát ếch...

Hiện, trang trại của ông có 20 lồng lưới nuôi ếch thương phẩm và ếch sinh sản, với các giống ếch lai Thái Lan, châu Mỹ, Hải Nam (Trung Quốc). Ngoài ra, ông tự sản xuất 200.000 con ếch giống cung cấp cho thị trường Thừa Thiên - Huế và các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Trị...

Ông Trực cho biết, nuôi ếch trong lồng lưới một lãi một. Bệnh phổ biến ở ếch là mù mắt, viêm gan, đỏ đùi do ô nhiễm môi trường, mưa nhiều, sương mù nhiều; nếu không phát hiện kịp thời, ếch nhiễm bệnh sẽ chết hàng loạt. Thức ăn của ếch rất đa dạng. Giai đoạn từ nòng nọc đến ếch con cho ăn bột Cargill. Giai đoạn ếch trưởng thành cho ăn bột Lái Thiêu và cá tạp các loại.

Mỗi năm ông Trực nuôi 4 vụ ếch. Ếch thịt bán cho thương lái giá 50.000 đồng/kg; bán giống lãi từ 300-500 đồng/con, với 100.000 con giống lãi gần 50 triệu đồng. 6 năm nuôi ếch (2006-2012), ông Trực lãi ròng 600 triệu đồng, đủ để ông đầu tư tái sản xuất mở rộng.

Nhờ chí thú làm ăn, đầu tư đúng, gia đình ông Trực từ chỗ khó khăn nay đã xây nhà khang trang, con cái được học hành đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định. Ông Nguyễn Hữu Minh-Chủ tịch Hội ND xã Phú Hồ nhận xét: "Ông Trực tay trắng làm nên cơ đồ".

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay68,557
  • Tháng hiện tại865,255
  • Tổng lượt truy cập90,928,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây