T.P Sông Công hiện có khoảng 60 trang trại, gia trại gà có quy mô từ vài trăm con đến chục nghìn con. Tùy theo số lượng đàn gà mà diện tích chuồng trại cũng được các chủ trang trại thiết kế khác nhau. Thông thường, với những trang trại có quy mô khoảng 8.000 con, chuồng trại được thiết kế làm 2 tầng...
Các trang trại gà trên địa bàn T.P Sông Công đều làm bằng vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào. Trong ảnh: Trang trại gà của gia đình anh Trần Văn Công, Tổ dân phố Ga, phường Lương Sơn (T.P Sông Công) nuôi 8.000 con gà cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo quan sát của chúng tôi, vật liệu để làm chuồng ở các trang trại này đều là những chất dễ cháy: gỗ, tre, nứa, bạt, tôn xốp chống nóng... Hệ thống điện chiếu sáng, điện sưởi ấm, quạt gió, tiết diện dây dẫn điện đều không đảm bảo, các phương tiện chữa cháy thông dụng như: bình chữa cháy, cát, chăn chiên, bể nước... đều không được chú ý trang bị.
Chính sự lơ là, không quan tâm đến phòng cháy của các trang trại nên từ đầu năm đến nay, trên địa bàn T.P Sông Công đã xảy ra 2 vụ cháy ở trang trại của gia đình ông Trần Văn Xâm, tổ dân phố Kè, phường Phố Cò và gia đình ông Lương Văn Hoàng, ở tổ dân phố Ga, phường Lương Sơn, gây thiệt hại trên 2 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người.
Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa (PCCC) số 2 (Phòng cháy chữa cháy tỉnh), nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy các trang trại gà là do sơ xuất, bất cẩn của người dân và do sự cố kỹ thuật. Hiện nay, các trang trại đều sử dụng nguồn nhiệt để sưởi ấm cho gà nhưng không đảm bảo. Chẳng hạn, bóng điện có công suất lớn, bếp than tổ ong để gần vật liệu dễ cháy (tre, nứa, lá).
Tiết diện dây dẫn điện không phù hợp với công suất của bóng đèn; động cơ quạt gió, hệ thống làm mát, sưởi ấm cho gà do sử dụng lâu ngày bị hỏng gây chập cháy... Do vậy, khi xảy ra cháy trong trang trại, đám cháy thường lan rất nhanh, gây thiệt hại lớn. Việc cứu hỏa tại các trang trại hiện đang gặp không ít khó khăn cho lực lượng Cảnh sát PCCC vì khi xảy ra cháy, người dân không kịp báo cho lực lượng PCCC. Hơn nữa, đường vào các trang trại nhỏ hẹp nên xe chữa cháy khó tiếp cận với đám cháy.
Ông Trương Tấn Nghĩa, Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 2, cho biết: Để chủ động trong PCCC tại các trang trại, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, nhắc nhở và hướng dẫn các chủ trang trại chăn nuôi thực hiện các quy định về PCCC; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho chủ trang trại và nhân viên biết cách PCCC, sử dụng thành thạo các thiết bị PCCC để khi có cháy nổ xảy ra có thể chữa cháy kịp thời; tăng cường kiểm tra an toàn PCCC, qua đó kịp thời phát hiện những sơ hở, mất an toàn về PCCC, đề nghị các chủ trang trại sửa chữa, kiên quyết xử lý đối với những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm; xây dựng và thực tập phương án chữa cháy ở các trang trại lớn, nguy cơ cháy nổ cao để khi xảy ra cháy, cán bộ chiến sĩ nắm bắt được cơ sở chữa cháy kịp thời.
Có thể thấy rằng, cháy ở các trang trại đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản cho các chủ trang trại. Để công tác phòng cháy được đảm bảo, các hộ chăn nuôi cần cao ý thức trong công tác PCCC, xây dựng chuồng trại bằng những vật liệu khó cháy, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các trại; lắp đặt hệ thống điện, làm mát, quạt gió, sưởi ấm cho gà phải đảm bảo an toàn; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện PCCC tại chỗ...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã