Học tập đạo đức HCM

Đến Sơn La, mùa nào cũng có của ngon vật lạ

Thứ bảy - 01/09/2018 10:46
Với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đất đai màu mỡ rất phù hợp cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi bò sữa và những loại rau, hoa trái vụ, Sơn La có lợi thế đặc biệt về sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế đó, Sơn La có thể đáp ứng quanh năm các loại nông sản hàng hóa cho thị trường trong và ngoài tỉnh, kể cả xuất khẩu.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La tại Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ hàng Việt Nam-Sơn La năm 2018, do tỉnh Sơn La phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức tại huyện Mộc Châu vào chiều ngày 31/8.

Tỉnh Sơn La có 360.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 5.000 ha chuyên canh rau, củ các loại, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 92.000 tấn rau xanh. Toàn tỉnh có khoảng 37.500 ha cây ăn quả ác loại, như: Nhãn, xoài, chanh leo, sơn tra (táo mèo), chuối, cam, hồng giòn và bơ… Sơn La được coi là vựa nhãn của miền Bắc, với diện tích lên đến hơn 13.500 ha.

 den son la, mua nao cung co cua ngon vat la hinh anh 1

Sơn La là vựa nhãn của miền Bắc, với diện tích khoảng 13.500 ha

Cùng với thế mạnh về cây ăn quả, Sơn La còn có các sản phẩm chè, cà phê, sắn, mía đường, sữa, mật ong, trong đó có nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết: Những năm qua, tỉnh Sơn La đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, thu hút các doanh nghiệp tham gia khảo sát vùng trồng, đầu tư các nhà máy chế biến, tạo thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Tỉnh Sơn La đã gắn kết vùng nguyên liệu chuyên canh với nhà máy chế biến. Trong đó, đã đầu tư chiều sâu nâng công suất chế biến sữa tiệt trùng lên 100 tấn/ngày; đầu tư xưởng sản xuất sữa chua công suất 30 tấn/ ngày; nhà máy chế biến đường Mai Sơn từ 1.500 tấn lên 5.000 tấn mía cây/ngày; mở rộng nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Mai Sơn, đưa công suất chế biến từ 50 tấn tinh bột lên 300 tấn tinh bột/ngày; phát triển các cơ sở chế biến sản xuất miến dong tại Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã…

 den son la, mua nao cung co cua ngon vat la hinh anh 2

Sơn La có khoảng 37.500 ha cây ăn quả các loại.

Ông Lê Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Công Thương Sơn La, thông tin: Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, chế biến sản phẩm thế mạnh của tỉnh, Sơn La còn chú trọng tới công tác xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm địa phương. Tỉnh đã có 9 sản phẩm nông sản chủ lực mang địa danh Sơn La được cấp văn bằng bảo hộ, trong đó đã xây dựng chỉ dẫn địa lý cho 4 sản phẩm chè San tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu, cà phê Sơn La, cam Phù Yên. Cấp nhãn hiệu tập thể cho 2 sản phẩm mật ong Sơn La và chè Tà Xùa Bắc Yên. Nhãn hiệu chứng nhận cho 3 sản phẩm chè Olong Mộc Châu; Rau an toàn Mộc Châu và nhãn Sông Mã…

 den son la, mua nao cung co cua ngon vat la hinh anh 3

Hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ hàng Việt Nam - Sơn La năm 2018, được tổ chức tại Mộc Châu

Với những thế mạnh sẵn có và sự định hướng đúng đắn của tỉnh, sự nỗ lực của các huyện, thành phố, sở, ban ngành trong tỉnh, nhiều mặt hàng nông sản của Sơn La đã từng bước phát huy được giá trị và có chỗ đứng trên thị trường.

Phát huy những tiềm năng, lợi thế, tỉnh Sơn La tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi sản xuất rau, củ, quả an toàn; xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các loại sản phẩm của Sơn La để quảng bá, xúc tiến thương mại. Đồng thời, xây dựng mới các mô hình điểm bán hàng Việt cố định bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam" gắn với tiêu thụ các sản phẩm an toàn của Sơn La.

Tiếp tục thu hút, kêu gọi, hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến, đóng gói, bảo quản giúp nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hóa của địa phương.

Theo Quốc Tuấn - Văn Chiến (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,386
  • Tổng lượt truy cập90,875,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây