Học tập đạo đức HCM

Khoai tây có khả năng chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn con cai sữa?

Thứ bảy - 13/04/2013 23:04
Các kết quả nghiên cứu ban đầu của Hàn Quốc đã mang lại cho các nhà khoa học những căn cứ cho rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khoai tây có thể được sử dụng để phòng ngừa tiêu chảy ở lợn con, không cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh chặn sự phát triển của bệnh. Nếu thành công, điều này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp.

Giống như nhiều loại cây trồng khác, khoai tây sinh ra các chất bảo vệ gọi là peptide kháng sinh (AMP) để giúp cây chống nhiễm khuẩn. Một nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc cho biết, có sự khác biệt lớn về hàm lượng AMP của các giống khoai tây khác nhau và họ đã tìm ra một giống khoai tây đặc biệt (Gogu Valley) có chứa hàm lượng AMP cao hơn nhiều.
Nhóm đã tạo ra một sản phẩm dựa vào protein khoai tây tinh khiết từ các giống khoai tây triển vọng. Trong các thí nghiệm của họ, vi khuẩn gây bệnh bị ức chế trong phòng thí nghiệm và trong thử nghiệm trên lợn và gia cầm được cho ăn protein khoai tây này, phó giáo sư Mette Krogh Larsen từ Đại học Aarhus cho biết.
Trên cơ sở nghiên cứu này, các nhà khoa học Đan Mạch cho rằng có thể tạo ra một sản phẩm tương tự chống lại bệnh tiêu chảy ở lợn con ở Đan Mạch. Sản phẩm đó có thể được làm từ các phần dư thừa từ sản xuất tinh bột khoai tây và giúp giảm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi lợn.
Các nhà khoa học Đan Mạch đã cộng tác với KMC (nhà sản xuất tinh bột khoai tây) và với công ty LKF Vandel lai tạo giống khoai tây để thực hiện nghiên cứu này
Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều dòng khoai tây vô tính và các giống khoai tây mà LKF Vandel tạo ra. Mục đích là để xác định các giống khoai tây có hàm lượng peptide kháng khuẩn cao, để kiểm tra chúng với vi khuẩn E. coli trong phòng thí nghiệm, với mục đích tạo ra một chiết xuất protein khoai tây có hiệu quả được thử nghiệm trên một đàn lợn, và cuối cùng để tối ưu hóa hàm lượng các hợp chất hoạt tính trong các giống khoai tây có triển vọng nhất.
Kết quả không được như mong đợi. Các nhà khoa học đã cố gắng sử dụng cùng một giống khoai tây giống như các nhà khoa học Hàn Quốc đã sử dụng trong nghiên cứu của họ nhưng họ không thể lấy trực tiếp từ Hàn Quốc mà họ nhập khẩu 5kg khoai tây Gogu Valley từ Mỹ. Song họ không phát hiện ra bất kỳ hoạt tính kháng khuẩn nào.
Không thể loại trừ khả năng khoai tây Hàn Quốc đã được trồng trong điều kiện khác biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản sinh ra AMP. Nếu công trình nghiên cứu này vẫn còn thực hiện trên phân khúc này và tinh lọc protein khoai tây còn tiếp tục thì có khả năng sẽ phát hiện ra một vài hoạt tính kháng khuẩn.

Agroviet.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại722,060
  • Tổng lượt truy cập90,785,453
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây