Học tập đạo đức HCM

Ca cao sạch

Thứ tư - 10/04/2013 04:46
Qua 7 năm triển khai dự án phát triển cây ca cao, các hộ trồng ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đều chung một nhận xét, đây là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc không tốn phân bón, thuốc trừ sâu bệnh như nhiều cây khác, chỉ cần trồng đúng kỹ thuật, ca cao có thể sinh trưởng, phát triển cho trái tốt, năng suất cao, tăng lợi nhuận.

 

Toàn huyện Gò Công Tây có hơn 300 ha cây ca cao, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Nhựt, Vĩnh Hựu, Long Vĩnh, Thạnh Trị, thị trấn Vĩnh Bình. Thời gian đầu trồng ca cao, các hộ đã trồng thử nghiệm trong vườn dừa. Sau thời gian trồng và theo dõi, bà con đã trồng riêng biệt ra diện tích đất trống, năng suất và hiệu quả kinh tế tăng cao.

Nhiều câu lạc bộ ca cao được thành lập và nông dân tự nguyện xin gia nhập để học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức. Chương trình phát triển ca cao hữu cơ, một dự án do tổ chức Hevatas của Thụy Điển tài trợ đã giúp cho người trồng một hướng đi mới bền vững.

Chương trình giúp bà con trồng ca cao sạch hoàn toàn, không sử dụng bất cứ loại phân bón hay thuốc trừ sâu hóa học nào. Các loại phân bón cho cây đều phải là phân tự nhiên có nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng đã qua hoai mục, các loại mụn dừa, vỏ ca cao, cỏ rác ủ mục đều là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cây ca cao.

Có thể tận dụng diện tích đất trồng dừa xen lẫn ca cao. Cây vừa phát triển cho trái nhiều mà không làm hại vườn dừa, ngược lại còn làm tăng năng suất dừa nhờ được tăng độ phủ gốc và bón phân lớp mặt.

Cây ca cao dễ trồng nhưng phải thường xuyên chăm sóc tưới tiêu, bón phân hữu cơ tự nhiên đầy đủ sẽ đảm bảo cây cho năng suất cao. Theo một chủ vườn ca cao chất lượng ở Thạnh Nhựt, trên một công đất trồng ca cao, có thể thu lãi hơn 50 triệu đồng/năm. Cho thấy trồng ca cao là mô hình SX vừa thân thiện với môi trường vừa giúp nông dân xóa đói giảm nghèo.

Hiện huyện Gò Công Tây có 78 hộ trồng 40 ha ca cao hữu cơ và UTZ (SX theo tiêu chuẩn chứng nhận SX tốt) với 3 CLB ở 2 xã Thạnh Nhựt và Vĩnh Hựu đã được đăng ký chứng nhận năm thứ 2. Người dân không chỉ được hỗ trợ về kỹ thuật, trợ giá mà sản phẩm được bao tiêu 100% với mức lãi cam kết từ 30% trở lên.

Ông Võ Thành Tài, xã Vĩnh Hựu cho biết: “Tôi lúc nào cũng phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn và hướng dẫn của UTZ. Tôi thấy mình theo chương trình này là hoàn toàn có lợi”.

Ông Nguyễn Văn Lũy, xã Thanh Nhựt: “SX cacao theo tiêu chuẩn UTZ thì người nông dân bón phân theo liều lượng đã được khuyến cáo hoặc sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép, không sử dụng thuốc tràn lan, bừa bãi. Sản phẩm ca cao UTZ rất an toàn và bảo đảm không có dư lượng thuốc BVTV”.

Qua 7 năm triển khai thực hiện dự án ca cao, ngành nông nghiệp huyện đã tổ chức trên 1.000 cuộc tập huấn hội thảo cho gần 25.000 lượt nông dân tham dự. Nhiều vườn ca cao được chọn làm điểm trình diễn để các CLB ca cao các nơi đưa nông dân đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.

Ông Võ Thành Phước, CLB ca cao ở ấp Phú Quý, xã Vĩnh Hựu, cho biết: “Chúng tôi dành phần lớn thời gian cho cây ca cao trồng dưới tán dừa, quan sát chúng và xử lý sớm những bệnh tật hoặc thiếu dinh dưỡng. Chúng tôi chọn hái từng trái vừa chín tới, không sử dụng bất kỳ hóa phẩm nào. Để diệt côn trùng và bệnh, chúng tôi sử dụng kiến đỏ theo phương pháp sinh học. Phân bón tự nhiên lấy từ phân xanh và phân chuồng”.

Trong khi đó, anh Nhân, chủ thu mua, chế biến ca cao ở thị trấn Vĩnh Bình nhấn mạnh đến ý nghĩa của chất lượng sản phẩm cuối cùng: “Chúng tôi quan tâm đến toàn bộ quy trình SX, từ canh tác đến sấy khô, lên men hạt. Từng công đoạn có tầm quan trọng của nó. Tôi cố gắng làm sao cho ca cao Gò Công Tây đồng nghĩa với chất lượng”.

 
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập426
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm414
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,478
  • Tổng lượt truy cập90,798,871
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây