Học tập đạo đức HCM

Tiền Giang: Lao đao vì nghêu chết

Thứ ba - 09/04/2013 02:42
Năm 2013, người nuôi nghêu Gò Công (tỉnh Tiền Giang) lại tiếp tục bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Nghề nuôi nghêu từng “một vốn bốn lời”, nay phải đối diện nhiều rủi ro mà nguyên nhân chưa rõ.

Tiêu điều làng nghêu

Những ngày này về vùng nuôi nghêu khu vực biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), không khí ảm đạm bao phủ vùng. Vào hàng quán nào ven biển cũng nghe người dân hỏi nhau: “Nghêu nay có chết nữa không”; có người trả lời: “Còn đâu mà chết nữa”.

Ông Trần Văn Vinh (ấp Cầu Muống, xã Tân Thành) cho biết, đợt nghêu chết này thiệt hại nặng nhất trong lịch sử nghề nuôi nghêu hàng chục năm qua ở vùng biển Tân Thành. 5 năm nay, nghêu nuôi khu vực này liên tục chết hàng loạt; thời điểm này người nuôi nghêu coi như đứt vốn hoặc mất khả năng thanh toán. Năm nay, tình trạng vỡ nợ đối với nông dân làm nghề này sẽ diễn ra đại trà chứ không còn lẻ tẻ như những năm trước. Gia đình ông Vinh năm nay mất 3 - 4 tỷ đồng vì nghêu chết.

Là “đại gia” nuôi nghêu ở xã Tân Thành, với diện tích nuôi gần 50 ha, ông Nguyễn Văn Nhịn cho biết, năm 2011, các sân nghêu của gia đình ông chỉ chết 50 - 60%, lượng nghêu còn lại vẫn thu hoạch được, coi như thu hồi được vốn. Năm nay, sân nghêu thiệt hại nặng nhất 100%, nhẹ nhất cũng 70 - 80%, khi đang giai đoạn chuẩn bị thu hoạch nên mức độ thiệt hại cao hơn các năm trước nhiều. “Giá giống vào thời điểm thả nuôi quá cao 140 - 170 đồng/con nên chi phí đầu tư rất lớn. Thiệt hại từ đợt nghêu chết năm nay của gia đình tôi 13 - 14 tỷ đồng. Số nghêu còn lại, nếu thu hoạch được cũng chỉ đạt giá trị khoảng 1 tỷ đồng”, ông Nhịn nói.

Nghêu chết, hàng trăm tỷ đồng của người nuôi nghêu bị chôn vùi dưới đáy biển

Mất trắng trong đợt nghêu chết này là trường hợp ông Phạm Văn Lước (ấp Bà Canh) với diện tích sân nghêu khoảng 51 ha, thiệt hại gần như 100%. Sản lượng nghêu của ông Mánh bị thiệt hại trên 400 tấn, nếu tính giá nghêu chỉ 20.000 đồng/kg thì thiệt hại hơn 8 tỷ đồng.

 

Nhiều hệ lụy

Nghêu chết bất thường hàng loạt đã nhiều năm nay, nhưng việc xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp phòng trị hiệu quả vẫn còn bỏ ngỏ.

Ông Ngô Phi Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, cho biết, năm nay ngoài việc thời tiết diễn biết bất thường (nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao…), nghêu nuôi cũng chậm lớn, ốm hơn những năm trước. Đến nay, toàn xã đã có 183 hộ nuôi nghêu bị thiệt hại 50 - 100% trên diện tích hơn 1.300 ha, tổng giá trị thiệt hại 296 tỷ đồng.

Kết thúc vụ nghêu này, nông dân nuôi nghêu sẽ gặp nhiều khó khăn trong tái sản xuất, bởi khi có thông tin nghêu chết rải rác thì thương lái đã yêu cầu nông dân nuôi nghêu trừ hao hụt 50%. Đến khi nghêu chết hàng loạt trên diện rộng thì thương lái lại từ chối thu mua, vì lo chất lượng không đảm bảo. Do đó, khuyến cáo tranh thủ thu hoạch nghêu lớn để hạn chế thiệt hại của ngành chức năng là khó thực hiện.

Theo bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông, việc nghêu chết đang được cơ quan chức năng theo dõi hằng ngày. Huyện cũng đã phối hợp Chi cục Thú y, Thủy sản và cơ quan hữu quan, tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại cũng như tìm nguyên nhân gây chết nghêu, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Hậu quả đợt thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người nuôi nghêu mà còn kéo theo hàng ngàn lao động mất việc làm. Hằng năm, vùng nuôi nghêu ven biển Tân Thành giải quyết việc làm cho gần 300.000 ngày công, với tiền công phụ nữ 60 nghìn đồng/ngày, nam giới 100 nghìn đồng/ngày. Xa hơn, còn ảnh hưởng đến nguồn nghêu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

Để vùng nuôi nghêu khu vực biển Tân Thành khôi phục sản xuất và hạn chế dịch bệnh trong những năm tiếp theo, Sở NN&PTNT Tiền Giang đề nghị Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y tiếp tục hỗ trợ xác định nguyên nhân nghêu chết, hướng dẫn cụ thể mức độ tỷ lệ cảm nhiễm, cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng Perkinsus.sp để có thể công bố dịch, làm cơ sở để hỗ trợ theo Quyết định 142/QĐ-TTg của Thủ tướng, về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đồng thời, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II cần tiếp tục hỗ trợ địa phương nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh trên nghêu, biện pháp phòng trị để giúp người nuôi có cách ứng phó kịp thời.

>> Tỉnh Tiền Giang hiện có  khoảng 1.300 ha nghêu của gần 185 hộ bỗng nhiên chết trắng; diện tích thiệt hại thấp nhất cũng 50%, nhiều nhất 100%; tổng thiệt hại ngót 300 tỷ đồng.

Thành Công (thuysanvietnam.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập375
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại735,870
  • Tổng lượt truy cập90,799,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây