Tháng 7.2008, thông qua T.Ư Hội NDVN, Tổ chức Phát triển nông nghiệp châu Á Đan Mạch (ADDA) đã triển khai dự án trồng rau hữu cơ ở thôn Bái Thượng, xã Thanh Xuân trên diện tích 5.000m2.
Chị Phạm Thị Luận ( nhóm sản xuất rau Thành Công) thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng từ trồng rau hữu cơ. |
Nông dân tiếp cận với cách làm mới
Bà Hoàng Thị Hậu - Chủ tịch Hội ND xã Thanh Xuân cho biết: "Đến nay, toàn xã có 12ha trồng rau hữu cơ (6ha đã được chứng nhận đạt các tiêu chí của Dự án - PGS) trong tổng số 442,4ha đất nông nghiệp. Theo đó, có 9 nhóm sản xuất được thành lập ở mỗi thôn, mỗi nhóm có 9 thành viên. Các nhóm hoạt động theo hướng tập trung, cùng làm, cùng hưởng. Những ND thuộc các nhóm sản xuất được trả lương bằng cách tính công theo số giờ tham gia làm việc.
Theo bà Hậu, ND Thanh Xuân vốn quen với cách làm truyền thống nên khi thực hiện dự án, nhiều người chưa hưởng ứng ngay. Cùng với tuyên truyền qua đài phát thanh xã, Hội đã làm điểm mô hình trồng rau hữu cơ ở thôn Bái Thượng. Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Công ty Giống cây trồng Nông Hữu cung ứng giống cho bà con.
"Khi triển khai dự án, hội viên phải tham gia lớp tập huấn 18 tuần do Hội ND phối hợp với ADDA tổ chức. Kết thúc khóa học, hội viên nào nhận được chứng chỉ mới đủ điều kiện tham gia" - bà Hậu cho biết. Với việc canh tác rau hữu cơ, ND phải tuân thủ quá trình chăm sóc theo đúng quy trình nông nghiệp hữu cơ như: Phân ủ phải để đúng thời gian quy định, thuốc phòng trừ sâu bệnh phải ngâm từ chế phẩm rượu, gừng, tỏi và ớt... và ND phải bắt sâu bằng tay. Sau khi thu hoạch, các nhóm sẽ phải sơ chế rau, đóng gói bao bì, gắn nhãn mác.
Lợi ích kép
Bà Hoàng Thị Hậu
Theo bà Hậu: "Vấn đề ND quan tâm nhất khi thực hiện dự án đó là tiêu thụ sản phẩm. Và Hội đã chủ động lo đầu ra cho bà con". Hiện có 5 doanh nghiệp và một số các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội trực tiếp thu mua và phân phối sản phẩm rau hữu cơ cho ND trong xã. Trường hợp doanh nghiệp không về xã trực tiếp thu mua, ND sẽ vận chuyển đến doanh nghiệp, phí vận chuyển do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Văn Viên - nhóm trưởng nhóm sản xuất rau hữu cơ Thành Công cho hay: "Nhóm gồm có nhóm trưởng, thủ quỹ, kế toán, thanh tra để giám sát quá trình sản xuất, bờ bao. Điều phấn khởi nhất của người trồng rau hữu cơ đó là giá cả bình ổn, không lo đầu ra vì đã có các doanh nghiệp bao tiêu”. Tham gia nhóm sản xuất rau Thành Công, chị Phạm Thị Luận bày tỏ: "Trồng rau hữu cơ, chúng tôi rất yên tâm. Năng suất rau đạt từ 17-20 tấn/ha. Tính ra, với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng, chúng tôi đã có khoản thu kha khá rồi".
Cũng theo bà Hậu, điều dễ nhận thấy từ dự án này là môi trường sinh thái, sức khoẻ ND được đảm bảo. Không lo ảnh hưởng từ các loại thuốc hoá học như cách làm truyền thống.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã