Học tập đạo đức HCM

Kiếm bộn tiền nhờ trồng nho Nhật, cho 1 tấn trái/sào, bán rất chạy

Thứ sáu - 03/08/2018 10:50
Anh Huỳnh Tấn Quảng, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng 4 sào giống nho Kyoho-1 giống nho Nhật Bản. Bình quân mỗi sào nho Kyoho Nhật Bản cho năng suất 1 tấn trái. Anh Quảng cho biết, nếu trồng đúng kỹ thuật như bên Nhật Bản, giống nho này cho năng suất tới 1,5 tấn trái/sào...

Gần 10 năm nay, giống nho Kyoho của Nhật Bản đã từng bước bén rễ và phát triển trên đất Hiệp Thạnh bằng niềm đam mê và cả sự quyết tâm của anh Huỳnh Tấn Quảng. 

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh vườn nho hơn 4 sào đang cho thu hoạch, ngắt cho chúng tôi ăn thử một chùm nho căng mọng, rồi khi thấy chúng tôi xuýt xoa vì nho rất ngon, vị chua chua ngọt ngọt rất thanh, anh Quảng cười cho biết: “Giống cây nho này do em tôi là Huỳnh Tấn Sơn mang về từ Nhật và cũng đã trồng thử nghiệm trên đất Phú Hội nhưng năng suất thấp. Vậy là tôi quyết định mang giống lên đây trồng, dễ cũng đã gần chục năm nay”.

 kiem bon tien nho trong nho nhat, cho 1 tan trai/sao, ban rat chay hinh anh 1

Anh Huỳnh Tấn Quảng đang thu hoạch nho Kyoho trồng trên 4 sào đất canh tác của gia đình. Ảnh: N.Minh

Và cũng gần chục năm qua, anh Huỳnh Tấn Quảng, với sự giúp sức hết mình của em trai - anh Huỳnh Tấn Sơn, cũng đã trải qua không ít những khó khăn để cây nho Kyoho thật sự bám rễ sâu trên mảnh đất Hiệp Thạnh và cho năng suất khoảng 1 tấn/sào như hiện nay.

“Thời gian đầu khi trồng thử nghiệm giống cây này trên đất Hiệp Thạnh, cứ khoảng 100 cây thì chỉ có 10 cây là đạt chất lượng. Thêm vào đó, do chưa tìm được phân bón phù hợp, cách cắt tỉa cành, lá cũng chưa đúng nên sản lượng rất thấp, chỉ khoảng 4 - 5 tạ/sào. Sau nhiều năm loay hoay tìm tòi, thử nghiệm, chúng tôi giờ cũng đã tìm ra loại phân bón thích hợp, đó là loại phân vi sinh được nhập từ Nhật Bản về, rồi cách cắt tỉa cành lá cũng đúng kỹ thuật hơn nên 2 năm trở lại đây, sản lượng nho đã đạt được gấp đôi, khoảng 1 tấn/sào”.

Anh Quảng cũng cho hay, anh từng gặp không ít những thất bại từ lúc “bén duyên” và gắn bó với cây nho Kyoho này. Đó là những lần do thời tiết mưa nhiều, cây bị bệnh nhiều, nhưng lại không dám xịt thuốc nhiều nên năng suất thấp; Rồi ngay cả chuyện tưới nước cũng phải canh sao cho vừa, nếu dư nước, thì trái nứt, thiếu nước thì trái không căng mọng…Tuy nhiên, có trải qua những khó khăn, vất vả đó, anh em anh càng yêu thương nhau hơn và càng đoàn kết, hợp sức để theo đuổi đam mê của mình.

Giờ đây, cùng với thời gian, giống nho Kyoho với những quả to tròn, ngọt dịu đã thật sự có được chỗ đứng của riêng mình, mặc dù giá thành cao gấp nhiều lần giống nho trồng ở Phan Rang nhưng lúc nào giống nho này cũng ở tình trạng “cung cũng không đủ cầu”.

“Ngày nào cũng có người gọi đặt hàng, có nhiều nơi đặt với số lượng lớn nhưng chúng tôi không dám nhận vì nho thường chín lai rai chứ không phải chín cùng lúc nên nếu nhận, lại sợ không đủ hàng để cung cấp cho khách” - anh Quảng nói.

Anh Quảng cho biết thêm, từ lúc trồng cho đến khi nho Kyoho cho ra trái phải mất khoảng 2 năm. Sau lần ra trái này, sẽ cho thu hoạch trong khoảng 3 tháng rồi cây “ngủ” tiếp 3 tháng nữa. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian để anh Quảng chăm sóc, bón phân và sau 3 tháng “ngủ đông”, khi nho “thức dậy”, công đoạn quan trọng nhất là tỉa cành cũng sẽ được tiến hành.

Vì vậy cho nên trong vòng 2 năm, nho Kyoho mới cho thu hoạch khoảng 3 lứa. Và điều đặc biệt là giống nho này có tuổi thọ trung bình khoảng 40 - 50 năm, tuy nhiên, để cây sinh trưởng, phát triển tốt, thì cây phải được cắt cành và cấy ghép vào một giống nho dại cũng được nhập về từ Nhật Bản.

“Nói thật lòng là sau 10 năm quyết định trồng giống nho này, tôi thấy mình đã đi đúng hướng, vì trồng loại cây này tính ra là không hề cực nhọc, nắng hay mưa cũng có thể làm được. Và việc chăm sóc, cắt tỉa chúng cũng đem đến cho tôi sự thú vị và đam mê rất riêng. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng trồng thêm 2 sào nữa...". Theo anh Quảng, hiện, cũng có rất nhiều người có đất, có tiền muốn hợp tác cùng anh trồng giống nho Kyoho, nhưng anh em anh Quảng chưa dám nhận lời ai, vì anh cho rằng mình vẫn đang trong thời gian tìm tòi, hoàn thiện kỹ thuật. Vì nếu thật sự trồng đúng kỹ thuật như ở Nhật Bản thì giống nho này phải cho sản lượng đạt cao hơn, khoảng 1,5 tấn/sào...

Theo Nhật Minh (Báo Lâm Đồng)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập402
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,991
  • Tổng lượt truy cập90,880,384
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây