Học tập đạo đức HCM

Theo trai Mường trong đêm đốt đuốc vào rừng săn nhộng ong tử thần

Thứ bảy - 04/08/2018 10:01
Dù biết nọc của loại ong tử thần có thể gây chết người, nhưng người dân xứ Mường ở bản Heo (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sinh sống ven lòng hồ Sông Đà vẫn đốt đuốc trong đêm đi săn loài ong này lấy nhộng.

Ong bắp cày được người dân xứ Mường sinh sống ven lòng hồ Sông Đà gọi là ong “tử thần”, bởi nọc của loài ong này cực độc, khi bị ong đốt với số nọc lớn vào cơ thể có thể gây tử vong. Ong tử thần này rất hung dữ, khi tổ bị xâm hại, chúng sẽ bay ra và tấn công cho đến cùng. Tuy nhiên người dân xứ Mường ở bản Heo, xã Tà Hộc lại rất thích săn loài ong này lấy nhộng và coi là đặc sản quý hiếm, bởi nhộng của nó giàu dinh dưỡng và có giá trị cao.

 theo trai muong trong dem dot duoc vao rung san nhong ong tu than hinh anh 1

Thông thường ong rừng hay làm tổ trên các cành cây cao.

Nhộng ong rừng xuất hiện từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 dương lịch hàng năm. Khi đàn ong sinh sôi nảy nở nhiều, cũng là lúc người dân xứ Mường đổ xô vào rừng săn nhộng làm món nhậu và bán kiếm thêm thu nhập. Thời điểm màn đêm buông xuống, chính là lúc những người dân tại bản Heo bắt đầu chuẩn bị dụng cụ như: dây thừng, dao, vải, dầu lửa, đèn pin, đuốc, bật lửa lên rừng săn bắt nhộng ong.

 theo trai muong trong dem dot duoc vao rung san nhong ong tu than hinh anh 2

Người dân xứ Mường thường săn bắt nhộng ong rừng từ tháng đầu tháng 6 đến cuối tháng 9 dương lịch.

Được sự chỉ dẫn, chúng tôi theo chân anh Mùi Văn Hoản ở bản Heo, xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn vào rừng săn nhộng ong tử thần. Sau 4km trèo đồi vượt suối, men theo con đường đi nương của bà con giữa những tán rừng già heo hút. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được địa điểm ong rừng làm tổ. Bấy giờ, anh Hoản chỉ tay lên gốc cây gạo và nói tổ ong rừng ở trên đó.

Chúng tôi ngẩng đầu lên, thấy 1 tổ ong rừng to bằng lốp xe tải có màu nâu sẫm treo lủng lẳng trên cành cây gạo. Ngay sau đó, anh Hoản đưa các dụng cụ đã được chuẩn bị từ trước, bắt đầu hành trình đốt ong rừng lấy lấy nhộng.

 theo trai muong trong dem dot duoc vao rung san nhong ong tu than hinh anh 3

Niềm vui mừng hiện hữu trên gương mặt của anh Hoàn khi săn được tổ ong rừng to.

Anh Hoản cho hay: “Để tìm được tổ của ong tôi phải thường xuyên vào rừng săn tìm, nếu phát hiện được tổ ong tôi đánh dấu lại, đợi đến thời điểm phù hợp vào săn bắt. Loài ong rừng này thường làm tổ trên cành cây cao và dưới đất hoặc tại các hang đá, có độ sâu từ 50 - 60cm. Để lấy được nhộng trên cành cây cao, tôi và anh em trong bản phải đi bắt vào ban đêm. Nếu bắt ong ban ngày sẽ dễ bị ong đốt gây nguy hiểm đến tính mạng, còn ban đêm thì ong không nhìn thấy đường và ít bay loạn xạ, tiện lợi cho việc săn bắt hơn”.

Cận cạnh nhộng ong rừng đang bò lucsc nhung ra khỏi tổ.

"Trường hợp ong rừng  làm tổ ở dưới đất, khi nhìn phía ngoài chúng ta sẽ phát hiện được vì đất trồi lên nhiều, thi thoảng sẽ có vài con ong bay ra. Để lấy được nhộng của ong, thợ săn phải bịt thật chặt lối ra vào và các lỗ thông hơi, sau đó sẽ hun lửa bằng đuốc, quạt khói vào tổ chừng 15phút.

Khi ong bị ngạt khói, sẽ dùng cuốc đào xuống khoảng 40cm, rồi đưa nhộng ong ra ngoài. Tất cả công việc đó phải tiến hành nhanh chóng và đảm bảo lửa không bị tắt, nếu tắt sẽ rất nguy hiểm. Bởi, lúc hun khói vào tổ đàn ong sẽ nằm la liệt dưới đất “chết tạm thời”. Khoảng 8 phút sau, chúng sẽ trở lại trạng thái ban đầu, nên yêu cầu thợ săn phải làm thật nhanh, khi lấy được nhộng sẽ di chuyển ra khỏi khu vực đó, không sẽ bị đàn ong tấn công” - anh Hoản chia sẻ.

 theo trai muong trong dem dot duoc vao rung san nhong ong tu than hinh anh 4

Sau khi săn được tổ ong rừng, người dân xứ Mường ở bản Heo, xã Tà Hộc gắp nhộng ong ra khỏi tổ.

Anh Hoản cho biết thêm: Sau khi săn được nhộng ong, chúng tôi thường gắp nhộng ong ra khỏi tổ đựng vào các túi nilong, mang về cất trong tủ lạnh chờ đến chợ phiên thì đem bán cho các tiểu thương đi thuyền trên Sông Đà với giá 300 - 400.000/kg. Thông thường 1 tổ ong rừng to sẽ cho hơn 6kg nhộng ong, chúng tôi kiếm được gần 3 triệu đồng”.

Thành quả sau một quá trình lao động vất vả của người dân xứ Mường.

Khó khăn và nguy hiểm là vậy, nhưng đối với những người thợ săn xứ Mường ven lòng hồ Sông Đà coi đây là công việc “hái ra tiền” giúp họ kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Bởi vậy, cứ đến mùa săn nhộng ong rừng người dân nơi đây lại tấp nập lên rừng, lội suối săn ong rừng.

Theo Hà Hoàng (đanviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập421
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại818,568
  • Tổng lượt truy cập90,881,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây