Học tập đạo đức HCM

Kon Tum: Thương lái "mất hút", dưa hấu tại ruộng rớt giá thảm hại

Thứ ba - 04/12/2012 19:57
Ruộng dưa của bà con nông dân xã Diên Bình, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã đến kỳ thu hoạch nhưng không hề thấy mặt thương lái, khiến giá dưa rớt thảm hại chỉ còn 800 - 1.000 đồng/kg.

Nông dân phải đưa dưa ra tận Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) "tiếp thị", thi nhau chào mời nhưng vẫn không có mấy người mua.

Anh Trương Công Trình (ngụ tại thôn 4, xã Diên Bình) suốt một tuần lễ qua đã phải “ăn sương nằm gió” bên vệ Quốc lộ 14 để canh dưa và chào bán. “Hơn 3 tháng rưỡi cả gia đình phải ăn nằm trong rừng để trồng, chăm sóc dưa thì nay lại phải ra nằm đường để bán dưa mà không có mấy người mua chú ơi" - anh Trình buồn bã.

Dưa ế chất đống ven đường.

Theo nông dân Hoàng Long (ngụ thôn 4, xã Diên Bình), năm trước toàn xã chỉ trồng khoảng 50ha dưa, thì năm nay diện tích tăng lên tới 150ha. Lý do diện tích tăng vọt là cùng thời gian này năm trước, các tư thương đến rất đông để thu mua, rồi bao tiêu cả vùng, có bao nhiêu, họ thu mua bấy nhiêu, không kể quả lớn nhỏ… Giá dưa lên tới 8.000 đồng/kg. Toàn bộ dưa được bán qua Trung Quốc. Nhưng năm nay không thấy tư thương đến mua, họ bảo phía Trung Quốc ngừng “ăn” dưa rồi...

Hầu hết các hộ gia đình trồng dưa đều vay nợ ngân hàng để đầu tư, mỗi hécta phải đầu tư 150 triệu đồng tiền phân bón, bơm nước, thuê nhân công... Anh Trình cho biết: Gia đình anh trồng 2ha, phải thuê 5 lao động (mỗi tháng trả 4 triệu tiền công/người), thuê bơm nước tưới 7 triệu đồng/ha, chưa tính tiền phân bón… Toàn bộ số tiền này đều vay ngân hàng. Nhiều hộ để có tiền đầu ta làm dưa phải đi vay nóng bên ngoài với giá cắt cổ. Mùa dưa năm nay được mùa, đạt 50-70 tấn/ha.

“Bây giờ Trung Quốc ngừng "ăn" dưa, khiến nông dân chúng tôi rơi vào cảnh thua lỗ nặng nề và mắc nợ ngập đầu, không biết lấy gì trả nợ…” - ông Hoàng Long chua xót.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập108
  • Hôm nay33,762
  • Tháng hiện tại1,013,735
  • Tổng lượt truy cập91,077,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây