Học tập đạo đức HCM

Nuôi rắn mối

Thứ bảy - 08/12/2012 08:53
Rắn mối là loài bò sát có hình dáng giống thắn lằn nhưng to hơn nhiều, sống chui rúc ở các vườn tược ĐBSCL và từ lâu được xem là mồi nhậu khoái khẩu của giới bình dân

Nuôi rắn mối

Nuôi rắn mối

Một con rắn mối trưởng thành to bằng ngón tay cái thân mình tính từ đầu đến đuôi dài xấp xỉ chiếc đũa tre. Ở quê khi bắt được rắn mối người ta cạo vảy, mổ bụng rồi nhét đậu phộng vào, nướng lửa than củi riu riu. Thịt rắn mối trắng phau, bốc mùi thơm phức. Rắn mối nướng xé phay ăn chẳng cần nêm nếm gia vị, hay ăn kèm rau quả. Ở các vùng quê, các bà các cô cũng truyền miệng nhau rằng mỡ rắn mối mịn thơm có vị hàn nên dùng làm kem bôi mặt là da mặt mịn trân, tốt hơn xài kem dưỡng da nhiều!

Mấy năm gần đây, do mốt ăn "hàng độc" như đuông dừa, đuông chà là, bò cạp, rầy nâu... nên rắn mối cũng không thể nằm ngoài thực đơn ở các nhà hàng. Các món như: rắn mối cạo vảy chiên nguyên con hoặc băm nhỏ nấu cháo hay chặt bỏ đầu nấu cà ri. Món nào cũng thơm ngon, béo ngậy. Mỗi con rắn mối tùy theo chúng còn sống hay chết mà các nhà hàng quán nhậu bình dân thu gom từ 1.500-2.000đ/con. Qua sơ chế, một đĩa rắn mối chiên 2, 3 con giá bèo cũng 15.000đ/đĩa. Nhiều người khi ăn rắn mối xong quả quyết rằng thịt thằn lằn núi Bà Đen (Tây Ninh) thua xa!

Ở ĐBSCL, anh Lê Hoàng Dũng (ngụ thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre) là người đầu tiên nuôi loài bò sát này. Trong căn nhà chật hẹp của mình, anh Dũng xây nhiều hồ nhỏ, mỗi hồ anh bỏ gạch ống vào cho rắn mối có chỗ trú thân. Rắn mối Dũng thu gom lại từ các tay săn bẫy rắn mối ở Bến Tre với giá 2.000đ/con còn sống. Sau 1 tháng thu gom bây giờ trong tay Dũng đã có đàn rắn mối hơn 80 con. Do sống trong thiên nhiên, mỗi cặp rắn mối ngự trị một lãnh thổ nên khi nhốt chung nhau tù túng rắn mối đã cạnh tranh lãnh thổ cắn nhau và biếng ăn mồi. Dần dần đã quen thấy chủ nuôi, chúng không chạy trốn nữa và chịu ăn mồi. Anh Dũng nói: "Rắn mối dễ nuôi, có điều chăm sóc cực. Tôi nuôi 50 con mà chết chỉ vài ba con do cắn lộn nhau. Rắn mối khoái ăn mồi động như trùn hay tổ mối. Mấy ngày đầu nuôi chúng, tôi phải chạy bở hơi tai mới kiếm đủ tổ mối, trùn cho chúng ăn. Sau này nuôi quen cho ăn gì chúng cũng ăn hết, từ thịt heo bằm nhỏ hay thức ăn công nghiệp". Dũng nói do nhà chật hẹp nên anh chỉ dừng lại ở việc nuôi rắn mối công nghiệp, nếu có khu đất rộng hơn anh sẽ nuôi rắn mối để làm mồi đãi bạn nhậu và kinh doanh.
Theo nongnghiep.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại879,292
  • Tổng lượt truy cập90,942,685
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây