Học tập đạo đức HCM

Ngồi một chỗ vẫn thu nhập “khủng” nhờ... “cởi áo”, rửa hành

Thứ tư - 02/03/2016 03:44
Không trồng hành, cũng không kinh doanh mà chỉ nhận bóc vỏ già, rửa hành thuê tại các điểm đầu mối thu mua hành củ trên địa bàn, hàng trăm hộ dân tại xã Chu Điện, huyện Lục Nam, Bắc Giang có thu nhập “khủng” từ 6 đến trên 10 triệu đồng mỗi tháng.
Đó là nghề ăn theo vụ thu hoạch hành ở xã Chu Điện, huyện Lục Nam, Bắc Giang, nhờ nghề này mà hàng trăm hộ dân tại đây có thu nhập lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Vào những ngày này tại các điểm đầu mối thu mua hành củ tại các thôn của xã Chu Điện luôn tấp nập người bóc, rửa hành.

Chị Nguyễn Thị Hương, chủ điểm thu mua hành củ Hương Công tại thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện cho biết, vào những ngày thu hoạch hành chính vụ, chị phải thuê trên dưới 30 người làm công việc bóc, rửa hành mới có đủ hàng đóng xe đi Hà Nội, Thanh Hóa.

“Với giá thuê làm 1.000 đồng/kg hành thương phẩm, có thời điểm nhiều hàng, tôi phải chi trả hơn 10 triệu đồng/ngày, tính ra cả tháng cũng mất hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường” – chị Hương chia sẻ.

Hơn 3 tháng làm công việc bóc, rửa hành tại điểm thu mua hành củ Hương Công, mỗi ngày bà Vân (56 tuổi) ở thôn Hà Mỹ làm được trên 2,5 tạ hành. Có ngày làm việc năng suất bà Vân rửa được trên 3 tạ đến 4 tạ hành nhân. Với giá thuê 1.000 đồng/kg ngày thường, ngày giá rét lên đến 2.000 đồng/kg, nếu làm đều cả tháng bà Vân có thu nhập lên tới trên 10 triệu đồng.

Công việc của họ khá nhàn hạ, chỉ ngồi một chỗ chờ chủ đưa xe hành từ ngoài cánh đồng về rồi nhận phần làm…


… sau đó ngồi bóc tách vỏ áo già và rửa sạch hành. “Làm nghề này không cần học nhiều, chỉ cần nhìn qua là ai cũng biết làm ngay, có điều khi bóc vỏ “cởi áo” cho hành rửa đừng để dập nát là được” – chị Phương, một công nhân làm thuê tại điểm thu mua ở thôn Hà Mỹ cho hay.

Bà Vân cho biết: “Công việc cũng nhàn hạ, chỉ ngồi một chỗ chờ chủ đưa xe hành từ ngoài cánh đồng về rồi nhận phần làm thôi chứ không phải bốc vác gì nặng nhọc đâu”.

Ông Hoàng Văn Đềm – Phó Chủ tịch UBND xã Chu Điện cho biết: Toàn xã có 8 thôn trồng hơn 20ha hành củ, trong đó thôn Hà Mỹ chiếm trên 70% diện tích. “Vụ hành năm nay được mùa, được giá, tính ra mỗi sào hành củ sau Tết bán buôn tại ruộng giá 14.000 đồng/kg, bà con có lãi trên 10 triệu đồng nên ai cũng phấn khởi” – ông Đềm chia sẻ.

Ông Đềm cho biết thêm, vào những ngày thu hoạch hành rộ, tại các thôn trong xã có 12 điểm thu mua hành, trung bình mỗi điểm tạo công ăn việc làm cho trên dưới 30 người. Với mức thu nhập từ 250.000 đồng đến trên 350.000 đồng/người/ngày.

Để tránh nước hành ăn da, người làm nghề này phải đeo găng tay cao su.


Sau khi rửa sạch, bà con gánh hành đi cân để tính tiền công. “Làm nghề này ngồi nhiều hay bị mỏi lưng thôi chứ rất nhẹ nhàng, không bị gò bó thời gian mà công lại cao gấp nhiều lần nghề khác” – bà Vân chia sẻ.

Sau khi được làm sạch, hành củ thương phẩm sẽ được các lái buôn lớn từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nội đưa xe tải đến lấy chuyển đi các tỉnh miền Trung và Sài Gòn tiêu thụ.

Theo Danviet.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập182
  • Hôm nay26,453
  • Tháng hiện tại158,096
  • Tổng lượt truy cập101,917,639
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây