Theo thống kê của Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 11ha ao nuôi cá lóc và hơn 8.000m2 nuôi trong vèo, mùng tập trung ở các xã Thường Phước 1, Thường Thới Tiền và Phú Thuận B. Hằng năm cung cấp hơn 4.000 tấn cá thương phẩm.
Ông Nguyễn Văn Tính, ngụ ấp Thượng, xã Thường Thới Tiền chia sẻ, nhà ông có hơn 1.000m2 trồng cây ăn quả nhưng mấy năm nay không có lợi nhuận. Vì thế ông cải tạo để thả nuôi cá lóc, sau 6 tháng thu hoạch, bán từ 35.000 đồng/kg trở lên cho thu lãi khá. Cụ thể vừa bán hơn 20 tấn cá lóc, trừ các khoản chi phí còn lời hơn 100 triệu.
Năm nay diện tích ao nuôi cá lóc ở Hồng Ngự tăng hơn 20% so với năm trước. Anh Nguyễn Văn Minh, ngụ ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B cho biết, gia đình nuôi 6 ao với diện tích từ 300 - 400 m2/ao. Nếu giá cá lóc ổn định và tỷ lệ hao hụt ít thì mỗi năm có thể lãi từ 200 - 300 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Hồng Ngự cho biết thêm, ngành chuyên môn không khuyến cáo người dân phát triển diện tích nuôi cá lóc vì chưa quy hoạch vùng nuôi, tránh tình trạng cung vượt cầu. Người nuôi có thể thay thế các loại đối tượng khác như cá điêu hồng, rô phi, cá lóc bông, cá giống... Để đảm bảo môi trường ao nuôi, cần xây dựng bể lắng lọc tránh tình trạng thải trực tiếp chất thải ra môi trường...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025