Học tập đạo đức HCM

Tỷ phú tôm, gà

Thứ ba - 01/03/2016 03:50
Bao năm nay, thương lái, làng trên xóm dưới vẫn quen gọi anh Nguyễn Văn Nguyên (SN 1976) ở thôn Tân Học, xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) bằng cái tên có phần ngưỡng mộ: Nguyên "tôm, cua".
Tỷ phú tôm, gà

Tỷ phú Nguyễn Văn Nguyên kiểm tra thức ăn cho gà.

Cha truyền con nối

Tôi cùng một đồng nghiệp đội mưa, luồn lách qua thôn cùng ngõ hẻm ra cánh đồng nuôi tôm sú, cua, gà, lợn rộng hơn 36ha của anh Nguyễn Văn Nguyên nằm bên bãi bồi ven sông Hà Hoàng.

Anh Nguyên đang hướng dẫn công nhân trộn, ủ, nấu thức ăn cho gà. Dáng vẻ bảnh bao của ông chủ Nguyên chẳng giống nông dân tí nào, nhưng cái cách anh quản lý công nhân, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và tư duy hạch toán kinh tế khiến chúng tôi phải thán phục.

Anh Nguyên là thạc sỹ kinh tế. Năm 2003 sau khi tốt nghiệp trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp TP Hồ Chí Minh, anh đi du học ở Đức đến năm 2011 trở về quê hương lập nghiệp. "Anh có bằng cấp, có điều kiện để làm việc trong nhiều công ty, tập đoàn lớn nhưng vì sao lại chọn làm một nông tri điền?", tôi hỏi. Anh Nguyên không chút đắn đo chia sẻ: "Gần 10 năm bôn ba ở nước ngoài tôi nhận ra một điều quê hương mình có rất nhiều lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, con người để phát triển SXNN. Hơn nữa, tôi vốn xuất thân từ gia đình thuần nông, đầm tôm hơn 20ha là “của hồi môn” bố mẹ truyền lại cho tôi với mong muốn con trai sau khi tích lũy kinh nghiệm có thể tự làm chủ cuộc sống của mình. Tất nhiên, yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở tôi. Nếu không đam mê, không “liều” thì tôi cũng không thể có được thành công ngày hôm nay".

Năm 2012, anh Nguyên tiếp quản hồ tôm của gia đình. Đồng thời, đầu tư 700 triệu đồng xây dựng 3 dãy chuồng chăn nuôi giống gà Ai Cập, quy mô 12 nghìn con/lứa. Bước đầu nhập cuộc vì phải vừa làm vừa học kinh nghiệm nên khó khăn chồng chất khó khăn. Thậm chí năm 2013, lũ quét ập đến cuốn trôi hơn 10 nghìn con gà và hai phần hồ tôm, ước tổng thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

“Sau lũ chính tay tôi phải đào bốn năm cái hố chôn gà, hồ tôm thì trắng bạc màu nước lũ. Nói thật khi ấy tôi ngán lắm nhưng sau nghĩ lại “thất bại là mẹ thành công” nên vợ chồng tôi lại động viên nhau gây dựng lại cơ nghiệp”, anh Nguyên kể lại.

Hiện trang trại của anh Nguyên đang nuôi 6.000 con gà đẻ trứng; 20ha tôm và 60 con lợn rừng.

Tỷ phú ngoại thành

Sau thất bại năm 2013, anh Nguyên chuyển hướng chăn nuôi tôm, gà, lợn theo hướng sản phẩm sạch, an toàn. Theo đó, thức ăn cho gà được tự chế bằng cách nấu chín cá trộn với cám ngô, gạo, rong rêu đã được lên men vi sinh. Đối với, tôm cho ăn bằng cá tươi, nhuyễn thể 2 mảnh và giun, rươi, rong biển được tạo ra từ dưới đáy hồ.
17-39-16_3Thức ăn cho tôm, cua, gà được lên men vi sinh và nấu chín

“Nói không cho ăn thức ăn công nghiệp thì không đúng nhưng tôi hạn chế đến mức tối đa sử dụng thức ăn công nghiệp, đôi khi chỉ sử dụng để hút ẩm khi ủ thức ăn cho gà. Vì thế mà sản phẩm tôm, cua, trứng gà trang trại tôi sản xuất ra không đủ cung ứng cho thương lái”, anh Nguyễn Văn Nguyên cho hay.

Anh Nguyên bảo, đời sống người dân bây giờ đã qua cái thời đói, nghèo, cái mà họ hướng đến bây giờ là hưởng thụ cuộc sống bằng những sản phẩm thực phẩm an toàn, không sử dụng chất cấm. Trước đây, cũng có một số lần thương lái đến thu mua tôm, trứng phân vân về độ “sạch” của sản phẩm, lúc đó anh thấy mình bị tổn thương nhưng sau khi ăn thử, tất cả các đầu mối đều tin tưởng hợp tác lâu dài với trang trại này.

Chính vì đề ra nguyên tắc sản xuất thực phẩm sạch, an toàn nên quy trình chăn nuôi của anh Nguyên cũng rất khác người. Sau mỗi vụ thu hoạch tôm, anh sử dụng phân gà, vôi bột để xứ lý ao hồ, không dùng bất kỳ loại hóa chất nào.

Bởi, theo anh Nguyên, ao hồ khi xử lý bằng hóa chất chỉ kéo dài tuổi thọ được 3 - 4 năm, sau đó sẽ trở thành một vùng đất “chết”. Dẫn chứng chính là ao tôm của gia đình anh, mặc dù đưa vào sản xuất hàng chục năm nay nhưng năm nào cũng như hồ nuôi mới. Khi cho phân gà lên men xuống hồ không chỉ tạo độ phì nhiêu cho đất, cân bằng độ pH mà còn tái tạo giun, rươi, rong rêu làm thức ăn cho tôm, gà. Đặc biệt, mùa ốc phát triển trong hồ thay vì xử lý hết ốc như các mô hình khác, anh Nguyên để lại làm thức ăn cho tôm, cua nhằm tăng thêm đạm, canxi cho chúng.

Nhờ môi trường nuôi phong phú, mỗi lứa tôm anh Nguyên thu hoạch gối đầu kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch. Đặc biệt, trà tôm đầu tiên thời gian nuôi chỉ khoảng 2 tháng 10 ngày là có thể thu hoạch được. “Chính những mẻ tôm trái vụ đã giúp tôi bán được giá cao, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích”, anh Nguyên cởi mở chia sẻ.

Với giá bán hiện nay (350.000 đ/kg), bình quân mỗi năm anh Nguyên thu lợi nhuận từ tôm lên đến hơn 2 tỷ đồng; lợi nhuận từ nuôi gà đạt trên 500 triệu đồng.
17-39-16_4

Theo Nongnghiep.vn

 

 

 

 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay87,081
  • Tháng hiện tại792,194
  • Tổng lượt truy cập90,855,587
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây