Gia đình chị Nguyễn Thị Minh ở thôn Lĩnh Long, xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương) có gần 4 sào lúa xuân đã bị chết rét. Vì vậy, ngay từ mồng 2 Tết chị đã cùng các thành viên trong gia đình nhổ những cây lúa còn sống dặm lại về một thửa, còn lại cày bừa gieo lại.
"Vụ xuân thường là ăn chắc nhưng chưa có năm nào khó làm như năm nay. Người dân chúng tôi rất lúng túng trong việc khắc phục. Chưa biết được thua thế nào nhưng cứ gieo lại bằng lúa ngắn ngày hơn cho yên tâm" - chị Nguyễn Thị Minh cho biết.
Trước tình hình này, huyện đã có nhiều công văn, công điện chỉ đạo các ngành dịch vụ, các xã cùng người dân tập trung khắc phục. Theo đó đối với diện tích chết ít tiến hành tỉa dăm, chăm sóc, kết hợp phun các chế phẩm kích thích, điều hòa, chống rét, cải tạo đất, chống ngộ độc cho lúa như: PnacP, ET. Nếu lúa chết nhiều phải gieo lại thì sử dụng các loại giống có thời gian sinh trưởng dưới 125 ngày…
Vụ xuân là vụ sản xuất chính trong năm, việc tập trung khắc phục lúa chết ngay sau những ngày nghỉ Tết đang thể hiện quyết tâm cao. Dù vất vả nhưng với sự năng động và chịu khó hy vọng rằng người dân huyện Thanh Chương sẽ giành một vụ sản xuất thắng lợi.
Theo Đình Hà (baonghean.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh