Đã từ nhiều ngày nay, bên cạnh các mặt hàng truyền thống, chợ Cồn (Thanh Dương- Thanh Chương) còn có thêm một mặt hàng rất đặc biệt, đó là mạ.
Mạ được người dân từ xã Thanh Dương và các xã trong vùng như Ngọc Sơn, Xuân Tường, Thanh Lương… sau quá trình tỉa dặm lúa gieo thừa ra nên mang đến bán. Mạ được xếp thành hàng dài ở một góc gần đường quốc lộ để tiện mua bán và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bà Hoàng Thị Hường - một tiểu thương có trên 30 năm buôn bán ở chợ này ngỡ ngàng cho biết: Chợ Cồn mỗi ngày một phiên, tôi buôn bán ở đây lâu lắm rồi nhưng năm ni mới thấy cảnh mua bán mạ. Đành rằng có người mua thì có kẻ bán, nhưng vừa vui vừa buồn. Vui vì một số người đã kiếm được tiền từ mạ thừa, nhưng buồn vì thấy người mua mạ quá vất vả.
Còn chị Nguyễn Thị Năm một người bán mạ ở xóm 6, xã Thanh Dương cho biết là những ngày này cả nhà chị đã tiến hành việc tỉa dặm số mạ thừa để bán, chủ yếu tại ruộng, còn lại mang ra chợ là có người mua. Nếu cùng nhổ và mua tại ruộng mỗi bó 10 ngàn, còn nếu mang ra chợ mỗi bó 15 ngàn đồng. Mới nhổ từ 5 sào đã bán được gần 2 triệu đồng.
Anh Nguyễn Sỹ Hùng - một kỹ sư nông nghiệp công tác tại Công ty giống Đại Thành chia sẻ: Biết tôi làm giống nên có nhiều người đến tư vấn nhờ chọn mạ, vì vậy mấy ngày vừa rồi tôi toàn ở ngoài đồng. Tôi đã chứng kiến có những lúc người mua bán mạ tập trung tại vùng Trạm bơm Cầu Gang như đi hội. Bình quân mỗi bó mạ bán được 15 ngàn đồng mà cũng không đủ để bán. Có nhiều hộ đã thu được tiền triệu nhờ bán mạ.
Cũng là người dân ở xã Ngọc Sơn nhưng chị Võ Thị Nhã ở xóm 10 đã phải cùng con gái, con dâu sang xóm 6 để tỉa dặm thuê và mua mạ. Chị cho hay: Tôi tìm được mạ cùng giống, cứng cây nhiều rễ nên chắc ăn. Cùng với chị Nhã là nhiều người dân đến từ các xã Đồng Văn, Thanh Lĩnh Thanh An… những địa phương trước nay chuyên nhổ cấy.
Chị Phan Thị Hòa ở xóm Phượng Đình, xã Đồng Văn chia sẻ: “Làm 3 sào lúa nhưng chết nhiều, dặm lại chỉ còn 1 sào, mấy ngày nay tôi phải đội mưa xuống xã Ngọc Sơn cùng tỉa dặm với các hộ dân ở đây để lấy mạ. Chẳng có tiền công còn phải mua lại mạ với giá từ 7 - 10 ngàn đồng một bó mạ nắm gọn trong bàn tay. Không biết tới mùa có bù lại được khoản đã chi ra hay không, chứ nông dân nhìn ruộng bỏ hoang là không chịu được”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới