1. Đặc điểm của OBV
Ốc bươu vàng rất thích ăn lá non và lá bánh tẻ. Lúa non bị ốc ăn sẽ không thể phục hồi được, vì khi cắn ngang thân cây lúa, loài ốc này còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng. Bên cạnh đó, chúng lại sinh sản rất nhanh, một con cái có thể đẻ 2 lần/tháng, mỗi lần 500 trứng; ốc 2 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản và có thể sống tới 4-6 năm. Trứng OBV sau khi đẻ được khoảng 12 - 14 ngày thì nở ra OBV con và sau 2 ngày nở chúng đã di chuyển được để tự kiếm ăn. OBV là loại phàm ăn, ăn khỏe, ăn liên tục cả ngày đêm. Trên ruộng lúa chúng ăn từng đám, tập trung ăn nhiều ở ruộng trũng, ruộng lúa non, lúa mới cấy, lúa gieo thẳng … Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, OBV có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết.
Để chủ động trong phòng trừ sự gây hại của OBV Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Ninh hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ như sau:
2. Biện pháp phòng trừ
- Phơi ải đất sau khi thu hoạch, rắc vôi bột với lượng 50-70kg /1000m2 để diệt ốc.
- Phát động chiến dịch tiêu diệt ốc bươu vàng trên địa bàn; bắt ốc và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy.
- Dùng dây lá khoai lang, khoai sọ, đu đủ, sơ mít bó thành mớ thả xuống nước dọc theo bờ để dẫn dụ ốc đến rồi thu bắt.
- Cắm que, cọc làm giá để ốc leo lên đẻ trứng rồi thu trứng.
- Thả vịt vào ruộng để diệt trứng ốc, ốc (khi lúa đã cứng cây)
- Làm rãnh sâu 20cm để thoát nước xung quanh và trong ruộng, rút dần nước nhằm tập trung ốc vào rãnh để bắt hoặc phun thuốc.
- Biện pháp hóa học: Tiến hành phòng trừ khi mật độ ốc bươu vàng từ trên 3 con/m2trở lên bằng một số loại thuốc: Clodansuper 700WP, Dioto 830WG, Amani 70WP (hoạt chất Niclosamide-olamine); Transit 750WP,
VT-dax 700WP (hoạt chất Niclosamide); Tomahawk 4GR (hoạt chất Metaldehyde)…
- Cách sử dụng:
+ Với lúa sạ, sau khi lúa đã mọc 7 ngày cho nước ngập xâm xấp phun một trong các loại thuốc hóa học trừ ốc bươu vàng cho lúa với nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì thuốc.
+ Với lúa cấy: Trước khi cấy hoặc ngay sau khi cấy tháo cạn xâm xấp nước phun thuốc diệt ốc cho lúa, sau 24 giờ phun thuốc mới cho thêm nước để cấy hay dưỡng lúa..
Đồng thời cần lưu ý sau khi phun (rải) thuốc phải giữ mực nước trong ruộng từ 3-5 cm trong thời gian từ 5-7 ngày; Không để nước thuốc rò rỉ xuống khu vực nuôi trồng thủy sản. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hay chiều mát là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.
Theo: thongtinkhcn.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã