Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) phát biểu thảo luận sáng 22.11. Ảnh: VĂN BÌNH
Sáng 22.11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo đại biểu (ĐB) tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình, hiện nay cả nước có khoảng 520.000 DNNVV, chiếm trên 97% số DN. “Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, lựa chọn và tập trung ưu tiên hỗ trợ cho nhóm DN có tiềm năng, DN sản xuất, DN khoa học và công nghệ, DN tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế như áp dụng công nghệ cao, dễ sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản..." - ĐB Bình nói.
Đề cập về chính sách liên quan đến đất đai, ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho hay, dự thảo luật quy định khá cụ thể về các trường hợp cho thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế tập trung và chế độ đối với những trường hợp này. “Tuy nhiên, không có quy định hỗ trợ đối với các DN phải đi thuê đất ở ngoài khu vực kể trên. Ví dụ các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn" - ĐB Sơn nêu.
Phát biểu tranh luận, ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) nêu những bất cập liên quan đến cơ chế cho vay vốn. Theo ĐB Tạo, hiện nay một xe máy có cà-vẹt (giấy chứng nhận đăng ký xe) để giao dịch, các xe chuyên dụng có cà -vẹt chứng nhận sở hữu để giao dịch. "Trong khi đó, tại sao bà con nông dân đầu tư hàng tỷ đồng vào trang trại có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nhưng lại không có giấy chứng nhận sở hữu nào, nên các tổ chức tín dụng làm khó họ. Tôi cho là cuộc chơi không sòng phẳng" - ĐB Tạo đặt vấn đề.
DN muốn đầu tư vào nông nghiệp thường vướng nhất là vấn đề đất đai và vốn. Tôi nghĩ những vấn đề vướng mắc hiện nay cần được tháo gỡ thì DN mới có điều kiện tham gia mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp". Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết
|
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội) cho rằng: Trong dự thảo Luật hỗ trợ DNNVV, vấn đề tôi thấy chưa hài lòng là tiêu chí xác định DN nhỏ và vừa. Trên cơ sở xác định đó chúng ta mới có cơ chế chính sách phù hợp với từng loại đối tượng.
"Với mỗi loại DN siêu nhỏ, DN nhỏ, DN vừa sẽ có nhu cầu khác nhau về vốn, lao động, công nghệ, xúc tiến thị trường. Do đó chúng ta cần xác định tiêu chí một cách thuyết phục. Với lĩnh vực nông nghiệp cũng tương tự, trên cơ sở tiêu chí này chúng ta cần phân loại DN đầu tư vào nông nghiệp để thu hút. Hiện nay chúng ta muốn DN phải nâng quy mô lên, chuyên môn hóa... Nhưng nếu không có sự điều chỉnh phù hợp về cơ chế chính sách để xác định nhóm DN thì khi họ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sẽ vướng mắc" - ĐB Tuyết bày tỏ.
ĐB Mai Thị Ánh Tuyết phân tích thêm, vừa qua, có những cơ chế chính sách như Nghị định 210/2013 để thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng những cơ chế chính sách đó cũng chưa thực sự đủ sức thu hút cho DN đầu tư vào nông nghiệp, bởi đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro.
"DN muốn đầu tư vào nông nghiệp thường vướng nhất là vấn đề đất đai và vốn. Tôi nghĩ những vấn đề vướng mắc hiện nay cần được tháo gỡ thì DN mới có điều kiện tham gia mạnh vào lĩnh vực nông nghiệp" - ĐB Ánh Tuyết nhấn mạnh.
Lương Kết
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã