Học tập đạo đức HCM

Sản xuất rau sạch kết hợp làm... du lịch

Thứ năm - 12/03/2015 21:34
Từ bao đời nay, người nông dân tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An, Quảng Nam) vẫn duy trì phương pháp trồng truyền thống, sử dụng rong từ sông Cổ Cò để thay thế cho phân bón và đặc biệt không dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh. Nhờ vậy, rau sạch từ làng Trà Quế luôn là sự lựa chọn của nhà hàng, siêu thị.

Ông Lê Xưa (SN 1962) ở làng Trà Quế cho biết: “Với hơn 2 sào đất, tôi canh tác rau sạch quanh năm như mồng tơi, ngò… Trung bình, tôi xuất bán 70kg rau sạch mỗi ngày cho các thương lái và siêu thị. Mỗi tháng, trừ hết chi phí, tôi thu nhập khoảng 10 triệu đồng”.

 


Ông Lê Xưa làm hướng dẫn viên “chân đất” cho du khách tại làng rau Trà Quế.
Theo ông Xưa, rau sạch từ vùng Trà Quế có giá bán gấp đôi các loại rau vùng chuyên canh khác nên người nông dân rất an tâm. Điều đặc biệt, tạo nên mùi vị riêng của vùng rau nơi đây là đất cach tác và việc chăm sóc rau luôn đảm bảo vệ sinh, tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu nên các thương lái rất ưa chuộng. “Mỗi năm từ nghề rau, tôi kiếm khoảng 120 triệu đồng, trang trải cuộc sống và nuôi 3 đứa con ăn học” - ông Xưa nói.

Nhận thấy sự thích thú của du khách mỗi khi ghé làng rau Trà Quế, đầu năm 2010, ông Lê Xưa đăng ký tham gia làm tour du lịch khám phá làng rau Trà Quế của Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An. Song song với việc canh tác, ông đã đưa nghề làm rau của mình sang dịch vụ du lịch để kiếm thêm thu nhập. Từ đó, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch không chuyên, ông Xưa tự mày mò học tiếng Anh trên Internet, ông cũng thành thạo vài câu giao tiếp, giới thiệu các loại rau Việt Nam bằng tiếng nước ngoài một cách thành thạo đến du khách. Khi có khách đến thăm, công việc của ông là hướng dẫn viên, giới thiệu đến du khách văn hóa cũng như phong tục, tập quán và cách thức trồng rau sạch của vùng Trà Quế.

“Nhờ hợp đồng với công ty du lịch dẫn du khách tham quan nên mỗi tháng tôi có thêm 3 triệu đồng. Việc này đã giúp người nông dân như mình biết được tiếng nước ngoài, giao tiếp với họ chứ không còn lầm lũi với cây cuốc, cái cày như hồi trước” - ông Xưa bộc bạch.

Ông Ngụy Như Mười – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà cho biết: “Ông Lê Xưa là nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, là một trong những người đi tiên phong trong việc phát triển du lịch gắn với nghiệp trồng rau sạch tại làng Trà Quế. Nhờ vào hướng đi mới này, thu nhập của người dân có bước chuyển biến rõ rệt”.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm213
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại808,090
  • Tổng lượt truy cập90,871,483
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây