Thông tin trên TS Dương Hoa Xô - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học T.PHCM cho biết tại buổi giao lưu với các phóng viên kinh tế nông nghiệp ở TP.HCM chiều 18.4.
Theo TS Xô, bên cạnh ngô, đỗ tương biến đổi gen, trên thế giới còn có một số giống hoa, cây dược liệu biến đổi gen đã được thương mại hóa. Bộ Khoa học -Công nghệ, Bộ NNPTNT và các bộ ngành có liên quan cũng đang đề nghị mở rộng đối tượng cây trồng biến đổi gen, trong đó có hoa để thương mại hóa ở Việt Nam.
Trong khi đó, theo PGS-TS Phạm Văn Toản – Trưởng ban Đào tạo sau đại học, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, công nghệ sinh học hay GMO chỉ là một trong những phương pháp để chọn tạo ra hạt giống, không phải là chìa khóa vàng cho ngành trồng trọt. Bên cạnh đó, cây trồng GMO do có kháng được sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ nên năng suất không bị ảnh hưởng. Do đó, ở những vùng trồng áp lực cỏ, áp lực sâu bệnh không cao thì giống GMO không có ý nghĩa nhiều.
Hơn nữa, bên cạnh các giống GMO, bà con nông dân hiện vẫn sử dụng các giống ngô lai với năng suất cao, giá giống thấp nên tính cạnh tranh cao. Hiện tại, Viện Nghiên cứu ngô cũng đang nghiên cứu, lai tạo giống ngô chống hạn với năng suất cao. Do đó, vẫn có rất nhiều lựa chọn cho nông dân trước khi quyết định có sử dụng giống GMO hay không.
Trả lời câu hỏi liên quan đến lo ngại trong tương lai sẽ hình thành những loài sâu hại siêu kháng thuốc, vô hiệu hóa tính năng kháng thuốc trừ cỏ và sâu đục thân của cây trồng GMO, ông Toản cho rằng, tính kháng để sinh tồn là bản chất tự nhiên của mọi sinh vật. Do đó, các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng GMO bắt buộc phải có chương trình quản lý tính kháng, kéo dài thời gian hình thành tính kháng của sinh vật. Các biện pháp luân canh, xen canh cũng được khuyến cáo áp dụng khi trồng cây GMO. Ông Toản cho biết, Việt Nam hiện chưa có luật quy định trực tiếp về an toàn sinh học đối với cây trồng GMO. Tuy nhiên, theo Điều 63, Luật An toàn thực phẩm, các thực phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm GMO sẽ do Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm quản lý.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã