Học tập đạo đức HCM

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao!

Thứ tư - 22/04/2015 05:16
Thời tiết giao mùa khiến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm giảm, dễ phát sinh dịch bệnh. Người chăn nuôi ở Lộc Hà đang đối mặt với nỗi lo dịch bệnh khi tiến độ tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm trong đợt 1 đạt tỷ lệ thấp.
 

NÔNG NGHIỆP

 

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao!

(Baohatinh.vn) Thời tiết giao mùa khiến sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm giảm, dễ phát sinh dịch bệnh. Người chăn nuôi ở Lộc Hà đang đối mặt với nỗi lo dịch bệnh khi tiến độ tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm trong đợt 1 đạt tỷ lệ thấp.
Tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao!
Thiếu nguồn vắc-xin là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp ở Lộc Hà.

Phòng bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, song, trên thực tế, ở một số địa phương nói chung và Lộc Hà nói riêng, công tác này vẫn chưa được thực hiện triệt để. Trong khi đó, ở địa phương lân cận đã có trường hợp gia súc chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân; đàn trâu, bò tiêm phòng từ năm ngoái đã hết khả năng miễn dịch nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh ở Lộc Hà vẫn còn tiềm ẩn.

Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà, hiện trên địa bàn có hơn 12.000 con trâu bò, 8.700 con lợn, 196.000 con gà và gần 23.000 con vịt. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng đợt 1 năm nay đạt tỷ lệ rất thấp, cụ thể: vắc-xin dịch tả lợn đạt 40% kế hoạch, tụ huyết trùng 25%, dại chó 29%; cúm gia cầm ở đàn gà đạt 9% và đàn vịt 26% so kế hoạch.

Ông Đặng Văn Hiển - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm đạt thấp. Đó là do số liệu thống kê tổng đàn của các địa phương không sát với thực tế. Quan trọng hơn, vào thời điểm này, một số loại vắc-xin chưa đáp ứng đủ số lượng, đặc biệt là vắc-xin dại chó, lở mồm long móng… Mới đây, trung tâm đã phải liên hệ mua vắc-xin dại chó từ Cơ quan Thú y Vùng III để đảm bảo tiến độ tiêm phòng”.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, còn do sự chủ quan của người dân trong công tác phòng trừ dịch bệnh. Cùng với tư tưởng trông chờ vào nguồn vắc-xin của Nhà nước, việc kiểm soát công tác phòng chống dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hết sức khó khăn. Chị Nguyễn Thị Hiền - cán bộ thú y cơ sở cho biết: “Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vốn đã rất khó, đối với đàn chó còn khó khăn hơn. Các chủ nhà thường đưa ra lý do không thể xích được chó nên chúng tôi không tiêm được là chuyện thường. Người dân không ý thức được sự nguy hiểm của bệnh dại chó, nhất là vào mùa hè”.

Bên cạnh những hạn chế về ý thức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, việc quản lý công tác giết mổ, vận chuyển vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng chất thải chăn nuôi thải ra môi trường vẫn còn tồn tại; việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ địa bàn này sang địa bàn khác chưa được kiểm duyệt chặt chẽ khiến nguy cơ lây lan dịch trong mùa nhập đàn này có cơ hội tăng cao.

Cùng với những nguyên nhân khách quan, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở trên địa bàn còn thiếu, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Số liệu thống kê cho thấy, lực lượng thú y cơ sở trên địa bàn toàn huyện gồm 13 người có bằng cấp và 10 cán bộ kiêm nhiệm. Vào đợt cao điểm tổ chức tiêm phòng, các xã phải huy động lực lượng và thuê thêm người nhưng với giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/ngày nên cũng rất khó khăn...

Hiện nay, thời tiết ấm, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. Càng đáng lo ngại hơn khi Lộc Hà là địa bàn thường xuyên xảy ra dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh… Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, tích cực kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, hơn ai hết, mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức tự giác trong việc phòng chống dịch bệnh.

Thăng Long

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, nguy cơ dịch bệnh cao!
Thiếu nguồn vắc-xin là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp ở Lộc Hà.

Phòng bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi, song, trên thực tế, ở một số địa phương nói chung và Lộc Hà nói riêng, công tác này vẫn chưa được thực hiện triệt để. Trong khi đó, ở địa phương lân cận đã có trường hợp gia súc chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân; đàn trâu, bò tiêm phòng từ năm ngoái đã hết khả năng miễn dịch nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh ở Lộc Hà vẫn còn tiềm ẩn.

Theo báo cáo của Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà, hiện trên địa bàn có hơn 12.000 con trâu bò, 8.700 con lợn, 196.000 con gà và gần 23.000 con vịt. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng đợt 1 năm nay đạt tỷ lệ rất thấp, cụ thể: vắc-xin dịch tả lợn đạt 40% kế hoạch, tụ huyết trùng 25%, dại chó 29%; cúm gia cầm ở đàn gà đạt 9% và đàn vịt 26% so kế hoạch.

Ông Đặng Văn Hiển - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Lộc Hà cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm đạt thấp. Đó là do số liệu thống kê tổng đàn của các địa phương không sát với thực tế. Quan trọng hơn, vào thời điểm này, một số loại vắc-xin chưa đáp ứng đủ số lượng, đặc biệt là vắc-xin dại chó, lở mồm long móng… Mới đây, trung tâm đã phải liên hệ mua vắc-xin dại chó từ Cơ quan Thú y Vùng III để đảm bảo tiến độ tiêm phòng”.

Ngoài những nguyên nhân nói trên, còn do sự chủ quan của người dân trong công tác phòng trừ dịch bệnh. Cùng với tư tưởng trông chờ vào nguồn vắc-xin của Nhà nước, việc kiểm soát công tác phòng chống dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hết sức khó khăn. Chị Nguyễn Thị Hiền - cán bộ thú y cơ sở cho biết: “Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vốn đã rất khó, đối với đàn chó còn khó khăn hơn. Các chủ nhà thường đưa ra lý do không thể xích được chó nên chúng tôi không tiêm được là chuyện thường. Người dân không ý thức được sự nguy hiểm của bệnh dại chó, nhất là vào mùa hè”.

Bên cạnh những hạn chế về ý thức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, việc quản lý công tác giết mổ, vận chuyển vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng chất thải chăn nuôi thải ra môi trường vẫn còn tồn tại; việc vận chuyển gia súc, gia cầm từ địa bàn này sang địa bàn khác chưa được kiểm duyệt chặt chẽ khiến nguy cơ lây lan dịch trong mùa nhập đàn này có cơ hội tăng cao.

Cùng với những nguyên nhân khách quan, đội ngũ cán bộ thú y cơ sở trên địa bàn còn thiếu, chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm. Số liệu thống kê cho thấy, lực lượng thú y cơ sở trên địa bàn toàn huyện gồm 13 người có bằng cấp và 10 cán bộ kiêm nhiệm. Vào đợt cao điểm tổ chức tiêm phòng, các xã phải huy động lực lượng và thuê thêm người nhưng với giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/ngày nên cũng rất khó khăn...

Hiện nay, thời tiết ấm, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. Càng đáng lo ngại hơn khi Lộc Hà là địa bàn thường xuyên xảy ra dịch bệnh như lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh… Để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, tích cực kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, hơn ai hết, mỗi người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức tự giác trong việc phòng chống dịch bệnh.

Thăng Long
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập437
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm435
  • Hôm nay37,762
  • Tháng hiện tại742,875
  • Tổng lượt truy cập90,806,268
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây