Học tập đạo đức HCM

Rệp dính gây hại cây có múi

Thứ năm - 23/04/2015 21:12
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng cây có múi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, rệp dính Unaspis citri (Comstock) ngày càng gây hại nhiều hơn ở ĐBSCL.
Trên cây có múi, rệp dính thường xuất hiện và tấn công trên thân chính và các nhánh cây. Mật số rệp dính cao và xảy ra trong thời gian dài làm vỏ thân cây bị khô nứt, vết nứt mở đường cho các dịch hại khác xâm nhập và gây hại cây. Sự tấn công của rệp dính làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trường hợp rệp gây hại nặng trên các nhánh nhỏ hoặc cây còn nhỏ có thể làm nhánh hoặc cả cây bị chết.
Rệp dính cũng tấn công và gây hại trên lá và trái khi mật số cao làm giảm năng suất và chất lượng trái. Phân của chúng thải ra chứa nhiều dưỡng chất, nhất là đường, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển trên thân, lá. Rệp dính còn truyền bệnh virus trên cây cam quýt.
Ông Lê Văn Đậu, tổ hợp tác trồng cây ăn trái Đoàn Kết, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cho biết, rệp dính thường gây hại nặng ở những vườn trồng quá dày, kém thông thoáng, ít chăm sóc. Ngoài ra còn gây hại trên một số loại cây trồng khác như dừa, mít, ổi, chuối... Ở mật số cao, rệp dính khiến cây sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng của trái.
Để phòng trừ hiệu quả rệp dính nhà vườn cần trồng ở mật độ hợp lý, thường xuyên cắt tỉa để vườn thông thoáng. Trong quá trình chăm sóc cây trồng, rệp dính có thể theo dụng cụ làm vườn, bám vào quần áo rồi lây lan từ vườn này sang vườn khác; do đó cần vệ sinh dụng cụ làm vườn, giặt kỹ quần áo sau khi chăm sóc ở vườn bị nhiễm rệp dính trước khi vào chăm sóc vườn chưa nhiễm.
Khi có từ 5% trở lên số cây trong vườn bị nhiễm, có thể sử dụng dầu khoáng hoặc Clothianidin, Permethrin... để trừ.
Trước khi phun thuốc bảo vệ thực vật nên phun nước rửa chén nhằm phá vỡ lớp sáp của rệp dính để thuốc đạt hiệu quả cao hơn. Khi phun cần phun kỹ vào các bộ phận của cây, đặc biệt là thân và cành cây. Trường hợp mật số rệp dính cao, chúng xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau nên cần phun vài lần cho đến khi tất cả các lớp rệp dính bong ra khỏi cây.
Cần lưu ý trừ rệp dính cả trên cây trồng chính và các cây ký chủ phụ để hiệu quả phòng trừ cao, hạn chế sự lây lan và tái phát trở lại.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập452
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm451
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,248
  • Tổng lượt truy cập92,034,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây