Học tập đạo đức HCM

Giá tôm Việt Nam xuất sang Mỹ tiếp tục tăng và cao hơn trung bình 17,4%

Chủ nhật - 06/12/2020 03:34
Dữ liệu nhập khẩu thủy sản được công bố gần đây bởi Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) chỉ ra rằng tháng 10 vừa qua tiếp tục là tháng tăng trưởng quan trọng trong kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ.
Chỉ trong tháng 10 qua, Mỹ đã nhập khẩu 78.731 tấn tôm với trị giá lên tới 693,1 triệu USD, tăng 6% về khối lượng và 5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dù kim ngạch nhập khẩu tháng 10 xét về khối lượng vẫn thấp hơn khoảng 4% so với tháng 8 kỷ lục khi Mỹ nhập tới 82.411 tấn tôm, nhưng xét về giá trị nhập khẩu lại tăng hơn 25% so với con số 554,8 triệu USD thời điểm đó.
Giá tôm nhập khẩu bình quân vào Mỹ trong tháng 10 qua là 8,80 USD, thấp hơn gần 1% so với mức 8,85 USD hồi tháng 9.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 1.
Kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ có xu hướng phục hồi từ đợt giảm mạnh đầu năm nay
Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã nhập tổng cộng 613.896 tấn tôm với tổng trị giá 5,3 tỷ USD, tức vượt khoảng 8% cả về khối lượng và giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số gây ngạc nhiên lớn, bởi hồi tháng 5 - thời điểm nền kinh tế lớn nhất thế giới đóng cửa vì cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, Mỹ chỉ nhập 37.961 tấn tôm với trị giá 319 triệu USD, mức thấp nhất trong vòng 7 năm, theo báo cáo của Undercurrent News. 
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 2.
Kim ngạch nhập khẩu tôm của Mỹ theo thị trường
Ecuador tiếp tục là một trong những thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Mỹ trong tháng 10 qua với kim ngạch nhập khẩu 12.534 tấn tôm, đạt giá trị 80,7 triệu USD, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Tôm Ecuador cũng được xuất vào Mỹ với mức giá tương đối rẻ, bình quân 6,44 USD/ kg, thấp hơn khoảng 6% so với mức giá cùng kỳ năm ngoái. 
Một trong những nguyên nhân khiến lượng tôm Ecuador xuất sang Mỹ tăng mạnh là do những hạn chế nhập khẩu vào Trung Quốc khiến nước này mất đi một thị trường lớn và có xu hướng chuyển hướng sang thị trường Mỹ. Trung Quốc hiện đang kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh sau khi hải quan nước này phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì tôm trắng đông lạnh nhập khẩu từ Ecuador hồi tháng 7.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 3.
Kim ngạch nhập khẩu tôm Ecuador của Mỹ trong tháng 10/2020 tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái
Undercurrent News nhận định giá tôm Ecuador có xu hướng tiếp tục lao dốc. Sự giảm giá có thể kéo dài cho đến tháng 2 năm sau do tôm Ecuador không phải sản phẩm được ưa chuộng sử dụng trong kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới ở Mỹ.
Kim ngạch nhập khẩu tôm Ecuador tăng vọt đã giúp bù đắp mức nhập khẩu giảm từ thị trường Ấn Độ. Trong tháng 10, khối lượng tôm Ấn Độ xuất sang Mỹ đạt 30.181 tấn với tổng trị giá 165,9 triệu USD, tức giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn cho thấy sự hồi phục khả quan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch bệnh như hiện tại. Giá tôm Ấn Độ bình quân trong tháng 10 ước tính 8,10 USD/ kg, thấp hơn khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 4.
Nhập khẩu tôm từ Ấn Độ đang phục hồi mạnh nhưng vẫn giảm tốc so với hồi năm ngoái
Các nhà xuất khẩu Indonesia cũng có một tháng tốt đẹp khi xuất sang Mỹ 14.570 tấn tôm, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng trị giá ước đạt 133,4 triệu USD, qua đó đưa Indonesia trở lại vị trí nước xuất khẩu tôm thứ hai vào Mỹ, xếp trên Ecuador. Giá tôm Indonesia tăng 6% so với hồi tháng 10/2019, bình quân đạt mức 9,16 USD/ kg. Đây chắc chắn là tín hiệu mừng với quốc gia Đông Nam Á này. Gần đây, chính phủ Indonesia đã công bố mục tiêu tăng sản lượng và giá trị ngành xuất khẩu tôm nuôi lên 250% từ nay đến năm 2024.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 5.
Kim ngạch nhập khẩu tôm Indonesia của Mỹ trong tháng 10 tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng vọt

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 6.
Việt Nam nằm trong top 5 thị trường có kim ngạch xuất khẩu tôm sang Mỹ lớn nhất
Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng vọt trong xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ. Trong tháng 10, nước ta xuất sang Mỹ 7.653 tấn tôm với tổng trị giá 61,3 triệu USD; tăng 29% về khối lượng và 30% về giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm Việt Nam xuất sang Mỹ cũng ghi nhận mức giá trung bình khá cao: 10,39 USD/ kg, tăng 1% so với thời điểm một năm về trước, cao hơn 17,4% so với mức giá nhập khẩu bình quân các thị trường.  Mức giá 10,39 USD/kg của Việt Nam hiện chỉ xếp sau Bangladesh, Thái Lan và Argentina trong top 20 quốc gia xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ lớn nhất. 

  Undercurrent News nhận định, trên đà phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản trong 11 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam đã đạt 7,8 tỷ USD, tức ngang bằng cùng kỳ năm ngoái. Con số này đạt được nhờ sự cải thiện kim ngạch xuất khẩu bắt đầu từ tháng 7 và tăng vọt 13% trong tháng 11. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay đang tiến tới mức tương đương con số 8,58 tỷ USD đạt được hồi năm ngoái. 
Tuy nhiên, số liệu thống kê của Mỹ về hàng hoá Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ khá vênh và thường cao hơn số liệu thống kê của Hải Quan Việt Nam. Theo Hải Quan Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 733,4  triệu USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 10 đạt 99 triệu USD, tăng 38,8% so với tháng 10/2019.

Xuất khẩu tôm của Trung Quốc sang Mỹ tiếp tục giảm

Kim ngạch xuất khẩu tôm từ Trung Quốc sang Mỹ tiếp tục giảm khi mặt hàng này bị đánh thuế nặng nề trong cuộc chiến tranh thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong tháng 10 qua, Trung Quốc chỉ xuất sang Mỹ 872 tấn tôm và thu về 4,7 triệu USD; tức giảm 33% về khối lượng và 27% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường có mức giá tôm rẻ nhất, trung bình 5,37 USD/ kg.
 
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 8.
Xuất khẩu tôm từ Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh kể từ năm 2019, thời điểm bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến nay
Bên cạnh Trung Quốc, Mexico là một quốc gia khác chứng kiến kim ngạch xuất tôm sang Mỹ giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 10, Mexico xuất sang Mỹ 4.582 tấn tôm và thu về 43,6 triệu USD, giảm 14% về khối lượng và 17% về giá trị so với tháng 10/2019.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tăng mạnh - Ảnh 9.
Xuất khẩu tôm từ Mexico sang Mỹ cũng đang tăng vọt nhưng nhìn chung vẫn yếu đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái
 
Theo danviet.vn
https://etime.danviet.vn/gia-tom-viet-nam-xuat-sang-my-tiep-tuc-tang-va-cao-hon-trung-binh-174-20201205121118368.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay36,772
  • Tháng hiện tại904,283
  • Tổng lượt truy cập90,967,676
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây