Chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi" do Bộ Khoa học & Công nghệ triển khai được thực hiện từ năm 1998 đến nay đã trải qua 4 giai đoạn và thực hiện nhiều nghiên cứu, chuyển giao các công trình nghiên cứu KHCN ứng dụng vào hoạt động, cuộc sống của người dân tộc thiếu số. Đóng góp công sức to lớn trong việc đẩy mạnh kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hiệu quả chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học công nghệ )tổ chức đã cho thấy rõ ràng hiệu quả của chương trình trong các giai đoạn, đặc biệt ở giai đoạn 4, được tính từ năm 2016 - 2025, chương trình dự kiến nhiều mục tiêu quan trọng được chia thành 2 giai đoạn. Đến nay, chương trình đã hoàn thành giai đoạn 1 với những kết quả ấn tượng.
Chương trình có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp và nhà báo trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh Văn phòng Chương trình NTMN, PGS.TS Kim Văn Vạn - Trưởng Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp VN (Đại diện đơn vị chuyển giao các TBKT triển khai dự án) và ông Ong Khắc Nở - Chủ nhiệm dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi liên kết" tại tỉnh Bắc Giang và Nhà báo Nguyễn Mạnh Trường - báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt điện tử.
Khi nói đến những thành quả của chương trình Nông thôn Miền núi, các chuyên gia cho rằng vấn đề cốt lõi tạo nên thành công của chương trình nằm ở sợi dây liên kết 4 nhà. Trong đó có các nhà quản lý, doanh nghiệp, viện/trường và nông dân.
Phát biểu tại buổi tọa đàm Tiến sĩ Nguyễn Thế Ích - Chánh Văn phòng chương trình NTMN (Bộ KH&CN) khẳng định: "Liên kết 4 nhà "Nhà nông - Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp" từ lâu được xem là xu thế phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại và bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp giữa "4 nhà" vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả."
Cũng trong buổi tọa đàm, ông Ong Khắc Nở - Chủ nhiệm dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo chuỗi liên kết tại tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Để có được sự liên kết bền chặt của 4 nhà, cần người nông dân sản xuất ra sản phẩm phải đảm bảo chất lượng, số lượng một cách ổn định; phía doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm theo hợp đồng, cung cấp các thông tin tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để người nông dân đáp ứng. Nhà nước phải có các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân và đồng thời tạo ra các mối liên kết giữa các nhà khoa học và người nông dân được bền chặt, giúp người nông dân tạo ra các nguồn cây giống, con giống đảm bảo chất lượng và năng suất cao."
Trong buổi tọa đàm trực tuyến "Hiệu quả chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2020" các chuyên gia cũng phân tích nhận định nhiều vấn đề quan trọng khác và đưa ra các phương án khắc phục những khó khăn khi thực hiện chương trình trong những giai đoạn tiếp theo.
Theo Phương Nga/danviet.vn
https://danviet.vn/hieu-qua-cua-chuong-trinh-nong-thon-mien-nui-van-de-cot-loi-nam-o-soi-day-lien-ket-4-nha-20201205181208377.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã