Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng tạo sinh kế cho người nghèo, từ 29 con bò "đẻ ra" 94 con, góp phần đẩy lùi tín dụng đen

Thứ hai - 07/06/2021 04:54
Với sự phân bổ chính xác, đúng đối tượng của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Lâm Đồng, nhiều hội viên nông dân tại các huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đà Lạt, Bảo Lộc, Đạ Huoai... có công ăn việc làm, vươn lên thoát nghèo.

Hiệu quả của Quỹ Hỗ trợ nông dân 

Tại tỉnh Lâm Đồng, được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh và sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp, Quỹ HTND đã lựa chọn, phân bổ đúng vùng trọng điểm, mô hình mang tính định hướng. Từ đó phát triển, nhân rộng những mô hình hiệu quả giúp người dân làm giàu phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tại nhiều huyện, thành hội đã chỉ đạo và thực hiện tốt việc lồng ghép cho vay vốn với các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng liên kết, hợp tác sản xuất hàng hóa.

Tạo sinh kế cho người nghèo, đẩy lùi tín dụng đen - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao của ông K'Hùng (tổ dân phố Kon Tách Đăng, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng). Ảnh: V.L

Nguồn vốn Quỹ HTND ở các cấp hội của tỉnh Lâm Đồng đã giúp cho nhiều lượt hội viên có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nhau trong sản xuất, cuộc sống, vai trò và vị thế của Hội ngày càng được nâng cao.

Ông Bùi Văn Hùng - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Lâm Đồng cho hay: "Việc thực hiện các dự án từ nguồn vốn Quỹ HTND các cấp được đánh giá rất có hiệu quả. Các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, nguồn vốn nên có thêm nguồn lực đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hướng phát triển của địa phương. 

Đến hết năm 2020, một số địa phương như huyện Cát Tiên, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc... đều có những dự án hiệu quả đã thu hồi vốn đến hạn".

Tại huyện Cát Tiên, dự án chăn nuôi bò sinh sản với số tiền vay Quỹ HTND Trung ương 600 triệu đồng dành cho 20 hộ dân đã phát huy hiệu quả rất rõ ràng. Đa phần các hộ vay vốn đều trồng lúa nước và cho thu hoạch hàng năm khá lớn. Vì vậy, rơm rạ tươi hoặc ủ lên men là nguồn thức ăn chính hàng ngày của đàn bò. 

Đến nay, từ 29 con bò ban đầu (16 bò mẹ và 13 bò bê), tổng số đàn bò của 20 hộ dân đã nâng lên 94 con (29 con bò mẹ, 65 con bò bê và bò trưởng thành). Tính bình quân, mỗi hộ tham gia dự án sau 3 năm thu được lợi nhuận hơn 70 triệu đồng. Đặc biệt, dự án đã giải quyết việc làm cho 20 lao động thường xuyên, đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.

Trong khi đó, tại thôn Tân Lập (thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh), dự án trồng dâu nuôi tằm với Quỹ HTND Trung ương 600 triệu đồng đã giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 

Đặc biệt, người dân đã chuyển đổi giống dâu thường sang giống dâu năng suất cao, kết hợp sử dụng hệ thống tưới tự động, thay né gỗ cho né tre. Ngoài ra, các hộ dân đã thành lập được tổ liên kết sản xuất dâu tằm với tổng diện tích trồng dâu là 27ha. Tổ liên kết được Công ty dâu tằm Bảo Lộc thu mua kén tằm, giải quyết được nhu cầu cấp thiết của người dân, đem lại thu nhập bình quân từ 6-10 triệu đồng/hộ.

Đẩy lùi tín dụng đen

Tổng nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh Lâm Đồng là hơn 50 tỷ đồng. Trong đó Quỹ HTND Trung ương ủy thác là hơn 14 tỷ đồng, Quỹ HTND tỉnh hơn 11 tỷ đồng...

Ông Bùi Văn Hùng cho hay, trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19, dịch tả lợn châu Phi, thời tiết không thuận lợi và giá cả nhiều mặt hàng nông sản lên xuống thất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân địa phương. 

Tuy nhiên, với sự cố gắng, nỗ lực, các cán bộ hội các cấp đã khắc phục khó khăn, bám sát cơ sở, hoạt động của quỹ được triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng vào kết quả công tác hội và phong trào nông dân.

"Thông qua Quỹ HTND tỉnh Lâm Đồng và việc cho vay qua tổ vay vốn Agribank đã tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận vốn một cách nhanh chóng và có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cách làm hiệu quả trên cũng góp phần đẩy lùi các tệ nạn như cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Đồng thời, hạn chế tình trạng bán non hàng hóa, nông sản ở khu vực nông thôn, giúp cho các hộ dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh" - ông Hùng thông tin.

Theo Văn Long/danviet.vn
https://danviet.vn/lam-dong-tao-sinh-ke-cho-nguoi-ngheo-tu-29-con-bo-de-ra-94-con-gop-phan-day-lui-tin-dung-den-20210531182050682.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập516
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm506
  • Hôm nay70,022
  • Tháng hiện tại775,135
  • Tổng lượt truy cập90,838,528
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây