Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo từ những đàn gia cầm, thủy cầm

Thứ sáu - 04/06/2021 04:10
Từ đàn gia cầm do Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới hỗ trợ đã mở hướng thoát nghèo cho đồng bào khó khăn, dân tộc thiểu số huyện Như Xuân, Thanh Hóa.
Nhiều hộ dân khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số tại Như Xuân, Thanh Hóa thoát nghèo nhờ chương trình tài trợ sinh kế của Mavin và World Vision Việt Nam. Ảnh: MV.

Nhiều hộ dân khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số tại Như Xuân, Thanh Hóa thoát nghèo nhờ chương trình tài trợ sinh kế của Mavin và World Vision Việt Nam. Ảnh: MV.

Chị Oanh, ở thôn Phú Quế, thị trấn Yên Cát, một trong 106 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá vừa xuất bán lứa vịt đầu tiên sau 50 ngày nuôi với mức giá là 60.000 đồng/kg, trọng lượng bình quân là 3kg/con.

Sau khi khấu trừ chi phí vật liệu đầu vào, chị Oanh lãi được 7 triệu đồng. Đây là lứa vịt chị Oanh được Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam (World Vision Việt Nam) tài trợ sinh kế.

“Gia đình tôi gần như không có ý định chăn nuôi nữa vì tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm những năm gần đây ngày càng trở nên nghiêm trọng nên chi phí đầu tư cao mà hiệu quả đem lại không nhiều. Khi tham gia vào Dự án sinh kế do Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam tài trợ, chúng tôi được hỗ trợ con giống, được chuyển giao kỹ thuật, nhờ đó mà công việc chăn nuôi ngày một thuận lợi hơn. Cả gia đình rất vui và quyết định sẽ sử dụng tiền bán vịt để mua thêm con giống tiếp tục chăn nuôi theo mô hình này”, chị Oanh phấn khởi chia sẻ.

Đối với gia đình chị Oanh cùng hàng trăm hộ dân khác được Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam hỗ trợ sinh kế, niềm vui đến không chỉ từ số tiền lãi thu được sau khi bán lứa heo, gà, vịt mà quan trọng hơn, các hộ gia đình nay đã có thể tự tin mua thêm con giống và duy trì chăn nuôi nhờ được tiếp cận và chuyển giao kỹ thuật theo chuỗi giá trị.

Đây cũng là mục tiêu của Chương trình hợp tác về an sinh xã hội do Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam triển khai từ năm 2019 nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế cho hộ gia đình nghèo người dân tộc thiểu số tại huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Sau 3 năm triển khai, đã có hàng trăm hộ nông dân, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi mới, từ đó thoát nghèo và tăng thu nhập.

Ông Cao Phan Việt, đại diện World Vision Việt Nam tại huyện Như Xuân cho biết thêm: Sau khi thử nghiệm các mô hình chăn nuôi khác nhau trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa World Vision Việt Nam và Tập đoàn Mavin, chúng tôi nhận thấy mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả hơn cả về chi phí và thời gian đầu tư. Nếu như tiền lãi của các hộ chăn nuôi gà và lợn lần lượt tăng từ 2 - 3 và 5 - 7 triệu đồng sau khi bán, chăn nuôi vịt lại mang lại nguồn thu lớn hơn, từ 7 triệu đồng trở lên.

Từ chương trình tài trợ sinh kế, bà con nông dân giờ đã tự tin làm chủ quy trình công nghệ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Ảnh: MV.

Từ chương trình tài trợ sinh kế, bà con nông dân giờ đã tự tin làm chủ quy trình công nghệ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Ảnh: MV.

Để duy trì sự bền vững của mô hình chăn nuôi này, World Vision Việt Nam đã hỗ trợ các hộ gia đình hình thành các nhóm chăn nuôi. Theo đó, mỗi hộ sẽ đóng góp 10% thu nhập từ việc bán vật nuôi để duy trì hoạt động của nhóm và hỗ trợ các thành viên tái đầu tư thông qua mô hình Tiết kiệm để chuyển hóa (S4T).

Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết, với lợi thế hoạt động theo chuỗi giá trị khép kín “Từ nông trại đến bàn ăn”, Tập đoàn Mavin có đầy đủ các điều kiện để hỗ trợ tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ thoát nghèo và cải thiện cuộc sống.

Mavin thay vì hỗ trợ tài chính để người dân nghèo vượt qua khó khăn trước mắt sẽ hỗ trợ tạo sinh kế mang tính bền vững giúp bà con làm chủ được một nghề có thể tạo ra thu nhập ổn định, từ đó thoát nghèo, làm giàu. Đó là ý tưởng chủ đạo từ các dự án an sinh xã hội của Mavin.

“Bằng cách này, chúng tôi vừa giúp người nông dân thoát nghèo, vừa giúp họ tiếp cận cách chăn nuôi hiệu quả với sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời, đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam”, ông David John Whitehead nhấn mạnh.

Kết quả cho thấy các mô hình chăn nuôi vịt tại Như Xuân, Thanh Hóa mang lại hiệu quả cao nhất khi đạt doanh thu trên 7 triệu đồng. Ảnh: MV.

Kết quả cho thấy các mô hình chăn nuôi vịt tại Như Xuân, Thanh Hóa mang lại hiệu quả cao nhất khi đạt doanh thu trên 7 triệu đồng. Ảnh: MV.

Theo Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác giữa Mavin và World Vision Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021, định kỳ mỗi quý 1 lần, “Hội thảo chia sẻ mô hình chăn nuôi sạch” được tổ chức với sự tham gia của các hộ chăn nuôi, đại diện chính quyền địa phương, đại diện World Vision Việt Nam và Tập đoàn Mavin.

Thông qua những hội thảo này, các kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả được chia sẻ rộng rãi. Các khó khăn, vấn đề gặp phải trong quá trình chăn nuôi được đội ngũ kỹ thuật của Mavin và World Vision Việt Nam phân tích kỹ càng, tư vấn cách khắc phục để nâng cao chất lượng vật nuôi, từ đó cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình.

Dựa trên những kết quả tích cực trong 3 năm hợp tác đầu tiên, với kinh nghiệm triển khai và lợi thế của cả hai bên, Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam đang nghiên cứu mở rộng quy mô và địa bàn hợp tác trên cả nước để ngày càng có thêm nhiều hộ gia đình khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ thoát nghèo và phát triển chăn nuôi.

Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam là tổ chức cứu trợ và nhân đạo với sứ mệnh cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em nghèo ở vùng sâu vùng xa. World Vision giúp đỡ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, dân tộc hay giới. World Vision bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ năm 1988. Từ đó đến nay, World Vision đã phối hợp với Chính phủ, người dân Việt Nam, cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế khác trong việc thực hiện các chương trình cứu trợ, phát triển và vận động chính sách ở các cộng đồng còn đang gặp nhiều khó khăn. Các chương trình phát triển dài hạn của World Vision đang được triển khai tại 37 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo Toan Vũ - Nguyên Huân - Võ Dũng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm478
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,349
  • Tổng lượt truy cập90,866,742
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây